CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

VẠCH TRẦN ÂM MƯU CỦA CÁC TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG LƯU VONG

 

Sau ngày miền Nam được giải phóng, cùng với sự rút chạy của tàn quân ngụy thì các tổ chức đảng phái, chính quyền, quân đội cũng cuốn gói di tản ra nước ngoài, đông nhất là ở Mỹ. Từ hận thù sâu sắc với chế độ mới, các tổ chức bị tan rã cũng đã tập hợp lại, số đối tượng mới nhen nhóm từ những phần tử mang nặng ý thức chống cộng hình thành, lập nên các tổ chức phản động ở hải ngoại.

Việt Tân đăng tải bài viết kích động biểu tình

Hiện nay, có trên 4,5 triệu người Việt Nam định cư ở trên 100 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó gần 3 triệu người sống ở Mỹ. Đại bộ phận đã ổn định cuộc sống, chăm lo làm ăn, có những đóng góp cho xây dựng quê hương. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận nuối tiếc chế độ cũ, được các tổ chức bên ngoài cổ vũ, nuôi dưỡng tiếp tục có những hoạt động hình thành các tổ chức chống đối.

Theo thống kê có khoảng 400 tổ chức phản động ở hải ngoại, chủ yếu là ở Mỹ và một số nước châu Âu, châu Úc và Bắc Mỹ. Các tổ chức cũ phục hồi ở giai đoạn 1975-1985, nhưng sau đó vì những lý do khác nhau nên phần lớn đã tự giải tán. Các tổ chức mới hình thành trên danh nghĩa chống lại “chế độ bất công ở Việt Nam” nhưng đa phần là lừa bịp, kiếm tài trợ hoặc mưu đồ cá nhân khác. Thành phần tham gia các tổ chức mới chủ yếu là số cơ hội, mang nặng thâm thù cá nhân, điên cuồng vì mất hết quyền lợi, một số lợi dụng tạo ảnh hưởng chính trị với chính phủ sở tại. Số thực sự hoạt động quyết liệt, hung hăng không nhiều nhưng hết sức manh động, nguy hiểm. Có thể điểm danh một số tổ chức nổi lên như: “Việt Nam canh tân cách mạng đảng - Việt Tân”, “Đảng dân chủ thế kỷ 21”, “Mặt trận dân tộc cứu nguy Việt Nam”, “Nhà nước Dega”, “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất” (ở Mỹ), “Tập hợp dân chủ đa nguyên”, nhóm “Giao Điểm” (ở Pháp), “Ủy ban bảo vệ người lao động” (ở Ba lan)... Các tổ chức dù tên gọi khác nhau nhưng đều có hoạt động dưới màu sắc tôn giáo, chính trị xã hội, sắc tộc...

Các tổ chức có được chính phủ sở tại cho phép thành lập hay không nhưng hầu hết đều được các tổ chức chống Việt Nam tiếp tay, cổ vũ, tài trợ và dùng làm con bài chống phá. Có những tổ chức còn được các cơ quan tình báo, tổ chức nhân quyền, dân chủ, tôn giáo, các hãng truyền thông không thân thiện hỗ trợ kinh phí cho xuất bản, đăng tải tài liệu chống đối trên phương tiện thông tin, mạng xã hội.

Dù là thành phần nào chúng đều có chung mục đích chống chế độ chính trị ở Việt Nam, xem Đảng Cộng sản “là kẻ thù số 1”. Mục tiêu cao nhất là tập hợp được lực lượng, củng cố tổ chức, tiến hành các hoạt động xây dựng “xã hội dân chủ”, truyền bá tư tưởng đa nguyên và cổ vũ hình thành chế độ đa đảng vào trong nước. Bằng các phương thức của chiến lược “diễn biến hòa bình”, “cách mạng đường phố” (cách mạng màu) chúng đã móc nối đối tượng trong nước để từng bước lật đổ chế độ ở Việt Nam. Lợi dụng những sự kiện chính trị lớn trong nước như Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội, những sự kiện nhạy cảm như vụ Fomosa, Giàn khoan 981, Quốc hội thông qua biểu quyết về 3 đặc khu kinh tế... để lôi kéo, mua chuộc quần chúng nhẹ dạ gây rối, gây bạo loạn ở từng địa phương và trên cả nước. Tổ chức Việt Tân lôi kéo cơ sở ngầm, cài người vào nội địa gây tiếng vang bằng các hình thức gây rối chính trị ở những địa bàn nhạy cảm, trung tâm chính trị, nơi tập trung đông người... Nguy hiểm hơn là móc nối, tài trợ vật chất cho các nhóm “dân chủ” trong nước chuyển tin, bài chống đối, cao hơn là hình thành nên “mặt trận rộng rãi” để phối hợp hành động. Thực tế trong những năm qua, các tổ chức xã hội dân sự trong nước như: Diễn đàn xã hội dân sự, Hội No u Việt Nam, Hội bầu bí tương thân, Tập hợp anh em dân chủ, Nhóm kiến nghị 72, Nhóm Lê Hiếu Đằng... đã hoạt động theo hướng này. Với nguồn tài trợ không nhỏ từ bên ngoài, các tổ chức trong nước đã tích cực thực hiện nhiều hoạt động gây xáo trộn về an ninh trật tự trong từng thời điểm.

Năm 2016, Việt Nam đưa tổ chức Việt Tân vào danh sách khủng bố và xác định đây là một tổ chức manh động, nguy hiểm nhất. Từ khi thành lập năm 1981 đến nay tổ chức này đã có nhiều hoạt động chống phá hết sức quyết liệt, bằng nhiều hình thức, từ xâm nhập bất hợp pháp đến “công khai” bằng hợp thức hóa sau khi Việt Nam mở cửa hội nhập quốc tế. Những năm 80, 90 chúng đưa nhiều nhóm vũ trang xâm nhập về nước qua đường Thái Lan, Lào với các chiến dịch “Đông tiến”, “Sang sông” nhưng tất cả đã bị tiêu diệt. Những năm gần đây, chúng chuyển hướng bằng cách móc nối, xây dựng cơ sở ngầm trong nước (cơ sở ngoại vi), cử người “hợp pháp” về nước dưới các danh nghĩa khác nhau như thăm thân, đầu tư, hợp tác giảng dạy... để về đứng chân trong các cơ sở xã hội. Điển hình như Phạm Minh Hoàng ở Pháp dưới danh nghĩa hợp đồng giảng dạy tại một trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh đã có 33 bài viết xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước gửi cho Việt Tân đăng tin trên mạng xã hội. Nội dung chủ yếu là kích động, lôi kéo người tham gia biểu tình, gây rối nhân các sự kiện chính trị diễn ra. Gần đây, Châu Văn Khảm (quốc tịch Canada) cùng với một số đối tượng khác đã bị TAND TP. Hồ Chí Minh xét xử về tội khủng bố, làm giả tài liệu. Khảm được phía nước ngoài thông qua con đường ngoại giao can thiệp đòi trả tự do “ngay lập tức”, "không điều kiện”. Manh động hơn một số tổ chức cho khảo sát, tìm cách đặt bom phá các tượng đài, các khu vực quan trọng ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội nhằm tạo điểm nóng, gây tiếng vang sau đó ghi hình chuyển ra nước ngoài nhằm tuyên truyền về bất ổn xã hội ở Việt Nam...

Âm mưu chống phá của các thế lực phản động quốc tế đối với Việt Nam trong quá khứ và tương lai không có gì thay đổi. Với lượng lớn người Việt định cư ở nước ngoài, nhiều tổ chức chống đối tiếp tục được các nước thù địch làm hậu thuẫn chống phá cách mạng, chờ thời cơ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vận động người Việt định cư ở nước ngoài góp phần xây dựng đất nước là chính sách lớn của Nhà nước ta, nhưng phải hết sức cảnh giác, phát hiện những kẻ tiếp tục chống phá cuộc sống hòa bình có được như hôm nay./.

TMN-H4

0 nhận xét: