Hòa hợp dân tộc ở Việt Nam là một trong những truyền thống nhân văn, thể hiện ý nghĩa về sự đoàn kết và không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực hiện lời dạy của Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc: “Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang”. Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã triển khai, áp dụng một cách khoa học, hiệu quả giá trị này; xem đây là một trong những yếu tố cấu thành khối đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp giúp đất nước ngày càng phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chính sách, luật pháp cùng những hành động thiết thực về hòa giải, hòa hợp dân tộc, như Chỉ thị 45-CT/TW về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới... Đặc biệt, chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã được Đảng cụ thể hóa vào các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, như: “đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Hiện nay, Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống lâu đời, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, với hơn 14 triệu người (chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước). Mặc dù người Kinh là dân tộc chiếm đa số, nhưng thực tế cho thấy dưới sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, vai trò và tham gia vào bộ máy chính quyền cũng như những đóng góp vào đời sống xã hội của người dân tộc thiểu số ngày càng được đảm bảo. Đơn cử như trong Quốc hội, số lượng đại biểu Quốc hội người dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã tăng dần theo các khóa.
Tuy nhiên, với
cái nhìn hạn hẹp, định kiến cùng những âm mưu phá hoại, Hiện nay, các thế lực
chống đối và thù địch thường xuyên đưa ra các quan điểm sai trái, xuyên tạc
và phủ nhận về chính sách hòa hợp dân tộc của Đảng, Nhà nước ta. Bên cạnh các
tài liệu, văn bản phát tán trái phép, họ đã tận dụng triệt để sự phát triển của
công nghệ số mà điển hình là dùng Internet để chống phá. Thông qua một số
website, các mạng xã hội, các ứng dụng (app) chạy trên nền tảng điện thoại
thông minh…, các thế lực thù địch đã tăng cường xuyên tạc, bóp méo về chính
sách hòa hợp dân tộc của Việt Nam. Chúng ta có thể nhận diện các quan điểm, luận
điệu sai trái xuyên tạc và phủ nhận về hòa hợp dân tộc qua các nhóm vấn đề sau:
Thứ nhất, họ
cho rằng các chính sách, luật pháp về hòa giải, hòa hợp dân tộc ở Việt Nam
hiện nay là “đãi bôi”, “con đường nửa vời”; Đảng và Nhà nước Việt Nam không có
thiện chí trong quá trình hòa hợp dân tộc.
Với quan điểm
này, họ đưa ra những bài viết cực đoan để phủ nhận chính sách,
pháp luật về hòa giải, hòa hợp dân tộc cũng như luôn nghi ngờ về thiện
chí của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Ngụy biện hơn, họ rêu rao
rằng: “đa số người dân cả trong và ngoài nước đều cho rằng không thể có hòa hợp,
hòa giải với chính sách hiện nay của chính phủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản...”.
Thứ hai, các
thế lực chống đối và thù địch cho rằng ở Việt Nam không có hòa hợp dân tộc thực
sự vì xã hội Việt Nam luôn có sự bất đồng và mâu thuẫn giữa các tộc
người với nhau, đặc biệt là mâu thuẫn giữa người Kinh và các dân
tộc thiểu số, giữa người Công giáo và phần còn lại của dân tộc...
Đặc điểm chung
của các bài viết này là đưa ra những những nhận định,
những quan điểm hồ đồ và hết sức phiến diện, kiểu như “Chúng ta cần hòa giải giữa
các sắc tộc thiểu số và người Kinh. Chúng ta cần hòa giải giữa người Nam và người
Bắc. Chúng ta cần hòa giải giữa người Công giáo và phần còn lại của dân tộc, nhất
là với Phật giáo. Chúng ta cần hòa giải giữa cộng đồng người Việt hải ngoại với
đất nước...”; “vấn đề hoà giải, hoà hợp vẫn còn nhức nhối”, “có lẽ
dân tộc Việt Nam sẽ cần đến 50 năm nữa mới có thể chữa lành”; “hòa giải và
hòa hợp dân tộc vẫn chưa thực hiện được tại Việt Nam”…
Thứ ba, họ tự
nhận mình là “người đại diện” cho “nguyện vọng của đa số” để tuyên truyền đề xuất
cho cái gọi là “phương cách hòa hợp”.
Để cổ súy cho
luận điệu này, trên một số website hải ngoại, với những bài viết công
kích, xuyên tạc, các thế lực chống đối và thù địch cho rằng chỉ có họ mới có thể đưa
ra cách hiểu đúng cho hòa giải, hòa hợp dân tộc: “Hòa giải và hòa hợp dân
tộc cũng là một trong ba lập trường căn bản của tập hợp dân chủ đa
nguyên” và vu khống: “có sự thiếu tin tưởng vào thực tâm và thiện chí muốn
hòa giải của các bên”... Những người này cũng tự huyễn hoặc cho mình
cái quyền “đại diện” để đề ra “phương cách song phương và đơn
phương” để tiến hành hòa giải hòa hợp. Theo đó, “phương
cách song phương” là “đại diện hai bên Việt Nam và Việt Quốc ngồi lại với
nhau để cùng giải quyết mâu thuẫn căn bản”; còn “Phương cách đơn
phương” là yêu cầu đảng và nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay phải “thực
tâm, có thiện chí”...
Thứ tư, lợi
dụng tính chất dễ dàng tìm kiếm, dễ truy cập của mạng Internet,
các thế lực chống đối và thù địch đã thường xuyên dẫn lại, cố tình chỉnh
sửa (edit) các thông tin một cách bừa bãi mà không có
và không cần nguồn kiểm chứng nhằm phá hoại, xuyên tạc. Theo số liệu
thống kê, các thế lực thù địch đã “sử dụng khoảng 50 đài phát thanh, truyền
hình, gần 400 tờ báo, tạp chí tiếng Việt, trong đó có khoảng 10 tờ có nội dung
rất phản động, 66 nhà xuất bản để tuyên truyền, chống phá cách mạng Việt Nam…”.
TXD-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét