Freedom House là một tổ chức phi chính phủ, phần lớn được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, có trụ
sở chính tại Washington, D.C., với mục đích hoạt động là tiến
hành nghiên cứu và ủng hộ dân
chủ, tự do chính trị và quyền
con người. Freedom House được thành lập vào tháng Mười năm 1941, với
chính trị gia người Mỹ Wendell Willkie và phu
nhân tổng thống đương thời Eleanor
Roosevelt là chủ tịch đầu tiên.
Tổ chức tự mô tả chính mình là “tiếng
nói cho dân chủ và tự do trên toàn thế giới”. Tuy vậy, một số người chỉ trích
cho rằng Freedom House có phần nghiêng về phía Hoa Kỳ do phần lớn kinh phí hoạt
động của tổ chức được nước này tài trợ. Cụ thể, vào năm 2006, các khoản tài trợ
của Hoa Kỳ chiếm 66% kinh phí hoạt động của tổ chức, con số này tăng lên 86%
vào 2016.
Báo cáo thường niên của tổ chức
này, có tên Tự do trên
Thế Giới, thường xuyên được các nhà khoa học chính trị, nhà báo và nhà hoạch
định chính sách trích dẫn làm ví dụ. Tự do Báo chí và Tự do Mạng, một
báo cáo xem xét kiểm duyệt, hăm dọa và bạo lực chống lại các nhà báo và quyền
truy cập thông tin công khai, cũng là một trong những báo cáo đặc trưng của tổ
chức.
Tổ chức Freedom House mới đây
công bố báo cáo “The Global Drive to Control Big Tech” (tạm dịch “Nỗ lực toàn cầu
nhằm kiểm soát các đại công ty công nghệ”). Trong bản báo cáo này, Freedom House
một lần nữa xếp Việt Nam vào nhóm “các quốc gia không có tự do trên Internet
năm 2021”.
Theo đó, trong phần đánh giá về
Việt Nam, báo cáo của Freedom House đánh giá Việt Nam chỉ được 22/100 điểm. Cụ
thể, ở phần trở ngại để truy cập, Việt Nam được 12/25 điểm; phần giới hạn đối với
nội dung được 6/35 điểm; phần vi phạm quyền của người sử dụng được 4/40 điểm.
Báo cáo của Freedom House cũng
ngang nhiên xuyên tạc rằng, dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật An ninh mạng do Bộ Công an Việt Nam soạn thảo, trong đó có bổ sung những
yêu cầu đối với các công ty mạng về việc lưu trữ dữ liệu tại máy chủ ở Việt Nam
như tên tuổi người dùng, quốc tịch, giấy chứng minh, số thẻ tín dụng, sức khỏe…
là “mơ hồ”, là nhằm “cho phép cơ quan chức năng có thể tiếp cận dữ liệu của người
dùng”. Không những vậy, báo cáo của Freedom House còn cố tình xuyên tạc rằng,
việc các công ty mạng xã hội tuân thủ hoàn toàn những quy định của Việt Nam, giới
hoạt động, nhà báo, các nhà bảo vệ nhân quyền “sẽ đối mặt nguy cơ trước sự đàn
áp nặng nề tiếng nói bất đồng chính trị của chế độ độc đảng”.
Có thể thấy rằng, cũng như những
năm trước, báo cáo của Freedom House một lần nữa lại vu cáo nhà nước Việt Nam
“hạn chế quyền của người sử dụng Internet, kiểm soát nội dung trên mạng xã hội”,
xếp Việt Nam vào nhóm quốc gia “không có tự do trên Internet”. Đó thực chất vẫn
là những luận điệu cũ rích, được lặp đi lặp lại theo kiểu “vở cũ soạn lại” và
vô giá trị, trắng trợn xuyên tạc về tình hình tự do Internet ở Việt Nam.
Thực tế tình hình sử dụng
Internet của người dân ở Việt Nam lại hoàn toàn trái ngược với những đánh giá của
tổ chức Freedom House. Kể từ khi chính thức hòa mạng internet vào ngày 19 thánh
11 năm 1997, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là luôn tôn trọng và bảo
vệ quyền phát triển của mỗi người dân, quyền được tự do thông tin, tự do
internet. Trong Điều 4, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/72013 của Chính phủ
xác định rõ: “Thúc đẩy việc sử dụng Internet trong mọi hoạt động kinh tế,
xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học,
công nghệ để tăng năng suất lao động, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc
sống”; “Khuyến khích phát triển các nội dung, ứng dụng tiếng Việt phục vụ cho cộng
đồng người Việt Nam trên Internet. Đẩy mạnh việc đưa các thông tin lành mạnh, hữu
ích lên Internet”; “Ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến
an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục
và vi phạm quy định của pháp Luật. Áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em, thanh
thiếu niên khỏi tác động tiêu cực của Internet”; “Bảo đảm chỉ những thông tin hợp
pháp theo pháp Luật Việt Nam mới được truyền, kể cả truyền qua biên giới, đến
người sử dụng Internet tại Việt Nam”. Đến nay, Việt Nam có khoảng 70 triệu người
dùng Internet, Theo số liệu thống kê của Digital, tính tới tháng 6-2021. Thống
kê của Statista cho thấy Việt Nam hiện đứng thứ 13 trên thế giới về số người
dùng Internet.
Như vậy, chúng ta thấy rằng
không có quy định nào của Nhà nước Việt Nam hạn chế quyền tự do sử dụng
Internet lành mạnh của người dân Việt Nam. Những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh
hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, thuần
phong mỹ tục và vi phạm quy định của pháp luật thì ở nước nào cũng nghiêm cấm.
Tỷ lệ người dân Việt Nam tham gia sử dụng Internet ngày càng tăng so với các nước
trong khu vực và trên thế giới.
Điều đó khẳng định tổ chức
Freedom House lại núp bóng “tự do”, “nhân quyền” để đưa ra những luận điệu
xuyên tạc, thiếu khách quan và định kiến, sai sự thật về Việt Nam. Báo cáo của tổ
chức Freedom House không chỉ phản ánh sai lệch, thiếu chính xác, xuyên tạc tự
do Internet, bôi nhọ bức tranh nhân quyền ở Việt Nam mà còn ngang nhiên lợi dụng
“tự do Internet” để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đây là hành vi
vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế về cấm can thiệp vào công
việc nội bộ của quốc gia khác. Bởi vậy, chúng ta cần lên án và kiên quyết phản
đối, bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, phiến diện và vô căn cứ của tổ chức Freedom
House./.
LĐT-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét