Xưa các cụ có câu: yêu cho roi cho vọt, ghét
cho ngọt cho bùi vẫn ko bao giờ bỏ được. Chính từ cái nhân văn thái quá của giáo
dục học nhân văn học thời nay và có từ cả Luật Bảo vệ trẻ em, cộng thêm với sự
nuông chiều vì thái quá của các đại gia, cán bộ, các gia đình có điều kiện lại
càng làm cho các cô chiêu cậu ấm đã làm con cháu chúng ta hư hỏng rất nhiều . Từ
việc muồn gì có nấy và bảo vệ con trước mọi việc không biết đúng sai lại càng cổ
súy cho cái sai lớn hơn. Từ mua xe máy đến lên trường hoạnh họe thầy cô và nhiều
việc khác đã đưa các cháu đến vi phạm luật pháp, nặng nề hơn là dẫn đến tai nạn
chết người (đi xe máy ẩu, đâm chém đánh nhau, bạo lực trong học đường..). Không chỉ là dân túy trong giao thông mà
dân túy vào cả trường học. Trò nhác học, ham chơi, mất nết.. thầy cô không dám
đánh (sợ mất nghề), trẻ lạng lách, đánh võng, bốc đầu ...các chú cứ tránh xa
ra, (mất nồi cơm và đôi khi còn bị kỷ luật, truy tố) …
Đã có rất nhiều vụ TNGT do những "Racing
boy" chưa đủ tuổi vị thành niên gây ra đã để lại cho nhiều nạn nhân những
hậu quả rất thương tâm, nhẹ thì cũng gãy chân, gãy tay, xứt đầu mẻ trán, trấn
thương sọ não, nặng thì đăng xuất khỏi trái đất.
Hôm qua thì có một "Racing boy" hạ
cánh không an toàn trên đường phố. Tất nhiên, với bố mẹ chúng, "cháu ở nhà
ngoan lắm" nhưng mỗi tội "cháu ít khi ở nhà". Sáng nay, một người
phụ nữ ở Hải Phòng đã bị 2 thanh niên đầu trần, phóng nhanh đâm trúng. Hai
thanh niên lên xe lẩn mất, trong khi người phụ nữ bị chấn thương sọ não và
không qua khỏi. Tất nhiên, với người nhà nạn nhân, vài cú đấm đá với 2 thanh
niên này là quá nhẹ, vì hậu quả chúng gây ra là quá lớn.
"Cổ xúy dân tuý" cho những hành vi
sai trái "vì cháu ở nhà ngoan lắm", vì "cháu chưa đủ tuổi vị
thành niên" cũng giống như phương pháp giáo dục của những bậc làm cha làm
mẹ "từ nhỏ đến lớn không dám đánh con một roi" và phương pháp
"giáo dục không nước mắt" mà ngành giáo dục đề cao trong thời gian vừa
qua. Nó sẽ luôn đúng ở khía cạnh đạo đức, nhân văn, nhưng sẽ đến lúc nó cho thấy
những mặt tiêu cực. "Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi",
cứ nuông chiều con, con muốn gì được đó, rồi có ngày ra đường nó không biết bố
mình là ai, để khi gặp ai nó cũng hỏi: "mày biết bố tao là ai không"?
Sau những vụ việc này nếu bố, mẹ còn lên mạng
bênh con chằm chặp cùng với sự "cổ xúy dân túy" của các nhà đạo đức học
và các nhà nhân văn học thì đích tới của các cháu không phải là đại học mà sẽ
là trại giam hoặc thậm chí là 2 mét vuông đất với cỏ màu xanh. Rồi đến lúc sẽ
nhận thấy, vài cú đấm, cú đá đó xem ra chưa phải là điều nặng nề nhất. Nhưng chắc
rằng mọi sự ân hận sẽ muộn màng!
Không biết
trong số các nhà đạo đức học, các nhà nhân văn học trong vụ clip Sóc Trăng, có
ai không may là nạn nhân của mấy thanh niên choai choai như người phụ nữ vừa mất
sáng nay không?
Vì vậy, thiết nghĩ luật pháp cũng phải thay đổi về
hành vi trách nhiệm, trước quy định tuổi 18 thiết nghĩ giờ đưa xuống tuổi 16 là
hợp lý. Mặt khác, mọi chế tài phải hết sức nghiêm khắc với cả trẻ già cán bộ, với
mọi loại tội. Như Sinhgapo, có như thế mới giữ nghiêm kỷ cương phép nước và
nâng dần đạo đức lên. Không có gì là không thể và con người chỉ tự giác khi có
kỷ cương phép nước nghiêm minh chặt chẽ.
TVH-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét