Dưới đây là hình ảnh bản đồ đường biên giới tại khu vực
thác Bản Giốc được cắm tại khu vực bãi cạn dưới chân Thác. Theo đó, phần thác
chính được chia đôi, còn phần thác phụ hoàn toàn thuộc về phía Việt Nam. Đây là
khu vực cảnh quan có giá trị đối với cả hai nước, chính vì vậy việc xây dựng cột
mốc biên giới vừa phải đảm bảo yếu tố khẳng định chủ quyền, vừa phải đảm bảo mỹ
quan chung. Đặc biệt, theo thông lệ quốc tế, không có quốc gia nào xây dựng cột
mốc ở khu vực giữa dòng sông, suối. Chính vì vậy Chính phủ hai nước đã thỏa thuận
và thống nhất cắm cột mốc đôi cùng số loại Trung tại khu vực này, bên phía Việt
Nam là cột mốc số 836(2) và phía Trung Quốc là cột mốc 836(1) (Toàn bộ hệ thống
cột mốc chạy dọc theo sông Quây Sơn thuộc tỉnh Cao Bằng từ Mốc 836 đến Mốc 845
và hệ thống cột mốc trên sông, suối biên giới của toàn tuyến đều được cắm loại
cột mốc đôi cùng số như mốc 836(2).
Đường biên giới được phân định đi từ cột mốc 835 trên cồn
Pò Thoong chạy xuống điểm giữa của mặt THÁC CHÍNH, rồi chạy dọc theo dòng chảy
sâu nhất của sông Quây Sơn. Khoảng cách từ cột mốc 836(1) đến đường biên giới
theo hướng đường nối liền với cột mốc 836(2) là 89,58m. Khoảng cách từ cột mốc
836(2) đến đường biên giới theo hướng đường nối liền với cột mốc 836(1) là
83,19m. Tại khu vực này, công dân hai nước được tự do đi lại bằng thuyền, bè
trên mặt nước (đó là lý do mà khách du lịch Việt Nam được đi lại bằng thuyền,
bè qua đường biên giới để sang phần lãnh thổ trên sông của phía Trung Quốc và
ngược lại). Tuy nhiên, công dân hai nước hoàn toàn không được phép lên bờ của mỗi
bên.
Đây là thông tin chính xác về phân định chủ quyền lãnh thổ
tại khu vực thác Bản Giốc. Đồng thời, là thông tin bác bỏ những luận điệu của một
bộ phận những người khi nhìn thấy cột mốc 836(2) bên phần lãnh thổ của Việt Nam
mà hiểu nhầm, hoặc hiểu sai, hoặc cố tình hiểu sai để đưa ra những luận điệu
xuyên tạc về vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia tại khu vực này. Nghị định thư
phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc giữa Chính phủ
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa, ngày 18/11/2009. Hiệp định Hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du
lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc), có hiệu lực từ ngày
16/6/2016.
NTH-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét