Những ý kiến
xuyên tạc, cho rằng, Hồ Chí Minh là một người yêu nước, là một người theo chủ
nghĩa dân tộc, chỉ mong muốn làm thế nào để giải phóng đất nước, giành lại độc
lập cho dân tộc Việt Nam. Trong khi đó, chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết về đấu
tranh giai cấp, là hệ tư tưởng chỉ của riêng giai cấp công nhân, nên đối lập với
cả chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc mà Hồ Chí Minh theo đuổi. Những ý kiến
kiểu này đã cố ý không thấy một thực tế là Hồ Chí Minh không chỉ muốn giải
phóng đất nước, giành lại độc lập cho dân tộc, mà quan trọng hơn nữa là phải
làm thế nào để toàn thể người dân được hưởng một cuộc sống hạnh phúc, ấm no thực
sự sau khi giành được độc lập, như Người đã từng tâm sự: “Tôi chỉ có một sự ham
muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành”. Bởi trong quan niệm của Người, “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh
phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Người chỉ rõ: “Chúng ta
tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập
cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được
ăn no, mặc đủ”.
Đó chính là
lý do để lý giải vì sao mặc dù đánh giá cao cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp và đúc
kết được những kinh nghiệm quý báu từ hai cuộc cách mạng tiêu biểu này trong thời
cận đại, nhưng Hồ Chí Minh đã thẳng thắn nêu lên nhận xét về những cuộc cách mạng
đó xét về bản chất đều là những cuộc cách mạng “không đến nơi”, chỉ mang lại
quyền lợi cho một thiểu số người trong xã hội, trong khi đại đa số những người
dân lao động vẫn phải chịu cảnh bị áp bức, bóc lột, bất công và vẫn phải mưu
tính làm cách mạng lần nữa. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã quyết định không lựa chọn
con đường cứu nước và phát triển của dân tộc Việt Nam theo hình mẫu của các cuộc
cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp. Thực tế, như chúng ta đều biết, qua quá trình
nghiên cứu, khảo sát nhiều trào lưu tư tưởng chính trị trong hành trình bôn ba
nước ngoài, Người đã lựa chọn con đường cách mạng do chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ
ra: con đường cách mạng vô sản. Đó là con đường thực hiện độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện ba sự nghiệp giải phóng là giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người trong một chỉnh thể thống nhất
để thực sự mang lại độc lập, tự do, hạnh phúc triệt để cho tất cả người dân,
không phân biệt giàu nghèo, vùng miền, không phân biệt dân tộc đa số hay dân tộc
thiểu số, có tôn giáo hay không theo tôn giáo, nam hay nữ, .... Nói cách khác,
con đường cách mạng vô sản theo ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin đã đáp ứng được
yêu cầu giải phóng dân tộc một cách triệt để mà Hồ Chí Minh luôn phấn đấu thực
hiện.
Lại có ý kiến
cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh đối lập với chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đã đánh tráo
khái niệm khi luận giải Hồ Chí Minh đặt vấn đề dân tộc lên trên hết và trước hết,
trong khi chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ coi trọng vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp,
coi trọng bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân. Như vậy, rõ ràng là tư tưởng Hồ
Chí Minh đối lập với chủ nghĩa Mác-Lênin (?).
Đúng là trong
quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, khi giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề
dân tộc và vấn đề giai cấp, Hồ Chí Minh luôn đặt vấn đề dân tộc lên trên hết và
trước hết và xác định vấn đề giai cấp phải xếp sau vấn đề dân tộc, phục vụ cho
vấn đề dân tộc. Nhưng đây là sự vận dụng và phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh
đối với lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và trên nền tảng của chủ nghĩa
Mác-Lênin. Đó là sự quán triệt, vận dụng đúng đắn linh hồn của chủ nghĩa
Mác-Lênin - phương pháp luận duy vật biện chứng, vào hoàn cảnh cụ thể của một
nước thuộc địa phong kiến như Việt Nam; là sự vận dụng quy luật chung vào hoàn
cảnh cụ thể, đặc thù, hết sức sinh động, muôn màu, muôn vẻ của những hiện tượng,
quá trình lịch sử riêng biệt. Sự vận dụng và phát triển sáng tạo đó là cần thiết,
đã thể hiện theo đúng lời dặn của V.I.Lênin: “Chúng ta không hề coi lý luận Mác
như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin
rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ
nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu
với cuộc sống”. Vì vậy, không thể đánh đồng sự vận dụng và phát triển sáng tạo
với sự mâu thuẫn, đối lập.
NVT-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét