Hiện nay trong sinh hoạt của các tổ chức Đảng có hiện tượng tự phê bình và phê bình kém, tự phê bình và phê bình cho qua chuyện. Trong tự phê bình đối với bản thân thì vì tự ái cá nhân, vì sợ bị thành kiến mà không nghiêm khắc tự phê bình, thậm chí tìm mọi cách che giấu, nói dối tổ chức, chỉ nói tốt về mình, không dám thật thà tự phê bình, khuyết điểm của chính mình. Không những vậy, những người đó còn thiếu thành khẩn tiếp thụ ý kiến của đồng chí mình. Đối với việc phê bình đồng chí khác, cốt sao nói nhiều ưu điểm còn khuyết điểm thì phê bình đại khái, không làm bạn mất lòng, những khuyết điểm thật sự thì không dám thẳng thắn đấu tranh phê phán mà giữ thái độ “dĩ hòa vi quý”, nể nang, châm trước cho qua để làm sao không mất lòng nhau, lúc nào cũng đạt được truyền thống đoàn kết.
Đặc
biệt, trong vấn đề phê bình các đảng viên bình thường, nhất là các đồng chí đã
mắc sai lầm đến mức phải kỷ luật thì phê bình họ không khó lắm. Nhưng đối với
các đồng chí lãnh đạo ở cương vị “có chức, có quyền”, nhất là các đồng chí đó lại
mắc bệnh quan liêu, gia trưởng, phong kiến thì việc đấu tranh với những sai lầm,
khuyết điểm cả về phẩm chất lẫn năng lực của các đồng chí đó thật là khó khăn. Ở
các cơ quan, đơn vị cán bộ phụ trách mắc các bệnh trên thì thường là cán bộ, đảng
viên, quần chúng sợ sệt không dám phê bình người phụ trách, hoặc nể nang, e dè,
bỏ qua cho xong chuyện, nhất là của người phụ trách; Ở đó, quyền làm chủ tập thể
chỉ là hình thức, tiếng nói của những người dám thẳng thắn đấu tranh thường bị
coi là “tiêu cực”; Ở đó thường xảy ra những hiện tượng cơ hội chủ nghĩa, thói nịnh
hót, bợ đỡ, gió chiều nào che chiều ấy, “kéo bè, kéo cánh” gây mất đoàn kết; Ở
đó thường không tránh khỏi hiện tượng trù dập tinh vi hoặc trắng trợn đối với
cán bộ dám thẳng thắn đấu tranh.
Do
đó, muốn tự phê bình và phê bình trong toàn Đảng có hiệu quả thì trước hết cán
bộ lãnh đạo các cấp, các ngành phải gương mẫu tự phê bình trước quần chúng và đảng
viên thì “cánh cửa dân chủ” được mở rộng, không khí trong lành của tự phê bình
và phê bình sẽ tràn vào nội bộ. Vừa phát huy được dân chủ, vừa tăng cường được
kỷ luật trong Đảng, phát huy được quyền làn chủ tập thể, của quần chúng ở đơn vị
đó. Có thể nói dân chủ trong nội bộ Đảng là cơ sở của tự phê bình và phê bình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét