Những suy diễn, nhận định không khách quan, không đúng bản chất của các
thế lực thù địch về vấn đề người Thượng ở Tây Nguyên là nhằm chia rẽ khối đại
đoàn kết toàn dân tộc và chống phá Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Nhân sự kiện 2 nhóm đối tượng sử dụng vũ khí tấn công trụ sở công an xã Ea
Tiêu và Ea Ktur trên địa bàn huyện Cư Kuin ngày 11/6/2023, mạng xã hội xuất hiện
không ít những bài viết nhân danh tôn giáo, nhân quyền để xuyên tạc tình hình
chính trị, kinh tế, xã hội ở Tây Nguyên là “bị ngăn cách với thế giới”, “bị cô
lập”, bị “chính quyền áp đặt văn hóa và mị dân”. Đồng thời, bôi đen sự thật khi
cho rằng người Thượng bị “o ép”, bị “ngăn cản” cấm không được ra nước ngoài, bị
“cấm không được theo đạo Tin Lành”, bị “người Kinh cướp đất” nên bức xúc “tấn
công chính quyền vì tức nước vỡ bờ”’… Song sự thật thì “đây là vụ khủng bố nhằm
chống chính quyền nhân dân gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nằm trong âm mưu,
hoạt động của số phản động Fulro lưu vong nhằm thành lập “Nhà nước Đề ga”, gây
ra bất ổn đối với Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung” như đồng chí
Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư đã nhấn mạnh tại Hội nghị đánh giá công
tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện chủ trương đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến địa bàn Tây Nguyên, tổ
chức ngày 7/7/2023 vừa qua…
Người Thượng là danh từ gọi chung những nhóm sắc tộc bản địa sinh sống
tại vùng Tây Nguyên, dãy Trường Sơn, vùng Đông Nam Bộ và một phần lãnh thổ của
Campuchia và Lào. Người Thượng (Bahnar, Sedang, Hré, Mnong, Stieng thuộc ngữ hệ
Môn Khmer/Nam Á và Djarai, Rhadé, Raglai thuộc ngữ hệ Malayo Polynésien/Nam Ðảo)
cũng là con dân của dân tộc Việt Nam; từng chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam cũng như bảo vệ vùng đất mà họ cư trú. Tuy nhiên, vì vị thế địa chính
trị đặc biệt của những vùng đất nơi sinh trú của người Thượng có tầm quan trọng
đối với sự ổn định, phát triển bền vững của Việt Nam, Lào, Campuchia và khu vực,
cho nên, người Thượng luôn là “đối tượng” mà các thế lực xâm lược, thù địch muốn
lợi dụng, lôi kéo, kích động, thống trị, bóc lột… Thực tế, dưới thời Pháp thuộc,
đồng bào Thượng ở Tây Nguyên cũng như các dân tộc anh em khác chỉ là những nô lệ,
quanh năm suốt tháng làm thuê, làm mướn, sống cuộc đời tăm tối. Đến thời Mỹ -
ngụy xâm chiếm thì cùng với việc thực hiện chính sách ngu dân, chia để trị, gây
mâu thuẫn, nghi kỵ, chém giết giữa các dân tộc, người dân Tây Nguyên không chỉ
bị đối xử bất bình đẳng mà các phong tục, tập quán bị kỳ thị và bản sắc văn hóa
cũng bị xóa nhòa…
Chỉ đến khi có Đảng lãnh đạo, đi theo Đảng cùng đồng bào các dân tộc
anh em đoàn kết tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thì đồng bào Thượng
ở Tây Nguyên mới thoát khỏi kiếp lầm than đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định: “Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam
ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt
Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn có sự phân biệt nòi giống,
tiếng nói gì nữa. Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ
để giữ lấy độc lập càng cần phải đoàn kết hơn nữa”(3) và “đồng bào Kinh
hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu
số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết
có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”(4) …
Đặc biệt, khẳng định vị thế của đồng bào các dân tộc thiểu số nói
chung, đồng bào Thượng nói riêng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và nêu rõ
trách nhiệm của đồng bào cả nước trước họa ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nhấn mạnh: “Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu dây liên lạc, hai
là vì có kẻ xúi giục. Ngày nay, nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong
Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “NHA DÂN TỘC THIỂU SỐ” để
săn sóc cho tất cả các đồng bào. Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính
phủ chung của chúng ta”(5). Vì thế, tất cả dân tộc anh em phải đoàn kết chặt chẽ
để “giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta” và “chúng ta phải yêu thương
nhau, kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu cầu hạnh phúc chung của chúng
ta và con cháu chúng ta”(6).
Có thể khẳng định rằng, đánh giá đúng vị trí, vai trò của đồng bào các
dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Thượng/người Thượng nói riêng trong hành
trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của
Đảng, tư tưởng, tình cảm và sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là động
lực để đồng bào Thượng ở Tây Nguyên tin tưởng vào Đảng và Chính phủ cũng như thủy
chung, son sắt đi theo Đảng, chịu sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết với đồng bào cả
nước để nhân nguồn sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong cuộc chiến đấu chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong cuộc trường chinh đầy gian khổ, hy
sinh dài 30 năm (1945-1975), đồng bào các dân tộc Tây Nguyên/đồng bào Thượng đã
không chỉ phát huy truyền thống đoàn kết, kiên cường, bất khuất để kề vai, sát
cánh cùng đồng bào Kinh xây dựng, bảo vệ căn cứ cách mạng, anh dũng chiến đấu
chống kẻ thù chung, mà còn làm rạng rỡ mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ với những
tên tuổi của các anh hùng Đinh Núp, dân tộc Ba Na; Kpă Klơng, Kpă Ó, dân tộc
JRai; Y Buông, A Tranh, dân tộc Xơ Đăng; A Mét, dân tộc Giẻ Triêng; N’Trang
Lơng, dân tộc M’Nông; với những vị cách mạng tiêu biểu sau này như Y Ngông Niê
Kđăm; Y Bih Alêô, dân tộc Ê Đê; Nay Đer, dân tộc JRai; Bi Năng Tắc, dân tộc
Raglai; Điểu Ong, dân tộc Xtiêng…
Mấy thập niên phát huy truyền thống kiên cường, bất khuất của những người
con núi rừng, cùng đồng bào cả nước kiên cường đấu tranh vì một đất nước Việt
Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, “quân và dân Tây Nguyên, già, trẻ, gái,
trai, Kinh, Thượng đoàn kết một lòng, luôn luôn nêu cao truyền thống anh hùng,
vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thi đua giết giặc, lập công, giữ gìn buôn rẫy,
thu được những thành tích to lớn, cùng đồng bào cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm
lược”(7) và “đã đoàn kết càng phải đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, cố gắng
không ngừng, phát huy mạnh mẽ thắng lợi đã giành được, luôn luôn nêu cao cảnh
giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của địch”(8) để xây dựng, bảo vệ vùng đất
Tây Nguyên và Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn
dặn.
Suốt dòng lịch sử, Tây Nguyên luôn là mạch nguồn truyền thống anh hùng,
keo sơn gắn bó trong tình anh em, nghĩa đồng bào của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam và luôn một lòng sắt son với Đảng, với Bác Hồ. Sau Đại thắng mùa Xuân năm
1975, cả nước thống nhất, cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, tiếp nối truyền thống của
những N’Trang Lơng, Ama Jhao, N’Trang Gưh, Đinh Núp, A Sanh, Bi Năng Tắc,
K’Đen… đồng bào các dân tộc Bahnar, Sedang, Hré, Mnong, Stieng, Djarai, Rhadé,
Raglai,v.v.. sinh sống lâu đời ở vùng Tây Nguyên cùng đồng bào Kinh và các dân
tộc thiểu số khác tiếp tục trọn niềm tin vào Đảng, vững bước dưới sự lãnh đạo của
Đảng để kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội, dù phải đối diện với muôn vàn khó khăn, thử
thách.
Tuy nhiên, có một sự thật không thể phủ nhận là, ở các giai đoạn lịch sử
khác nhau, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện
nay, Tây Nguyên chính là một trong những địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù
địch lựa chọn để thực hiện “diễn biến hòa bình” và người Thượng chính là “đối
tượng” để các phần tử phản động, cơ hội, thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động.
Song, kiên trung với Đảng và không phụ lòng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào các
dân tộc Tây Nguyên không chỉ nếm mật, nằm gai cùng cả nước trong các cuộc kháng
chiến chống kẻ thù xâm lược, viết nên những trang sử chói ngời của chủ nghĩa
anh hùng cách mạng Việt Nam vì sự nghiệp giải phóng, mà còn tiếp tục chung sức,
đồng lòng xây dựng, bảo vệ và phát triển Tây Nguyên bền vững trên con đường đổi
mới, hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, phát
huy lợi thế và tiềm năng sẵn có của mình để cùng đồng bào cả nước xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét