Gần đây, trên trang Baotiengdan.com đăng tải bài
viết: “Những phiên tòa đưa xã hội về thời kỳ man rợ, mông muội” của Nguyên Anh
là chiêu trò cũ rích, Y lượm nhặt một số vụ án đã được xét xử từ trước đến hiện
nay, mang ra so sánh các vụ việc với tính chất rời rạc và cho rằng, pháp luật của
Việt Nam không nghiêm minh, không công bằng trong xét xử những người phạm tội…
Đây thực chất là thủ đoạn nham hiểm, bóp méo công tác xét xử của tòa án, cố ý
xuyên tạc pháp luật của Việt Nam, hòng tạo sóng dư luận, gây bất bình trong
nhân dân, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước. Chúng ta cần chứng minh cho Nguyên
Anh và những kẻ cùng hội, cùng thuyền như y biết rõ hơn về sự nghiêm minh
và nhân đạo của pháp luật Việt Nam.
Thứ nhất, chúng ta đều biết rằng, ban hành pháp luật
không phải mục đích cuối cùng của đất nước. Pháp luật được ban hành là để điều
chỉnh các quan hệ xã hội, trật tự, củng cố và phát triển chúng theo những định
hướng mong muốn nhằm đạt được những kết quả, mục tiêu nhất định, trong đó có mục
tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Pháp luật Việt Nam đã quy định rõ các mức hình phạt trong từng
khung hình phạt cho tất cả đối tượng phạm tội và các tội danh. Việc áp dụng các
hình phạt phải bảo đảm đúng người, đúng tội, trên tinh thần mọi công dân đều
bình đẳng trước pháp luật. Dù là cán bộ cấp cao hay một người dân bình thường,
khi có sai phạm đều được xét xử công bằng trước pháp luật. Việt Nam không có thứ
pháp luật riêng dành cho những người có chức, có quyền, có địa vị. Đã là công
dân Việt Nam thì không được đòi hỏi pháp luật dành quyền ưu tiên riêng cho
mình. Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm mọi công dân đều phải chịu hình phạt
theo chế tài chung, bản án chung mà pháp luật quy định. Những vụ án đã được xét
xử (kể cả những vụ án mà Nguyên Anh đã viện dẫn làm ví dụ cho thủ đoạn bôi nhọ
pháp luật Việt Nam), đều đã được xét xử một cách khách quan, công tâm, đúng người,
đúng tội danh là minh chứng rõ ràng phản bác lại những luận điệu xuyên tạc của
Y.
Thứ hai, trong quá trình xây dựng chính sách pháp luật
và trong công tác xét xử của tòa án, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao tính nhân
đạo của việc thực thi chính sách pháp luật đối với người phạm tội. Pháp luật Việt
Nam xây dựng trên cơ sở nghiêm trị nhưng không cực đoan mà luôn gắn với chính
sách nhân đạo, khoan hồng. Tính nhân văn của pháp luật Việt Nam là ở chỗ xử lý
nghiêm minh, đúng người, đúng tội nhưng không phải để triệt hạ, vùi dập con người
mà luôn hướng đến mục đích tốt đẹp đó là cảm hóa, giáo dục, vì sự tiến bộ của
con người, vì sự phát triển của xã hội. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo việc xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các bộ luật phù hợp với tình hình
phát triển đất nước; xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả
thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người dân là trung tâm.
Thời gian vừa qua nhiều vụ án đã được pháp luật đưa ra xét
xử, các cơ quan tố tụng và toà án đã vận dụng chính sách pháp luật thể hiện
sự khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước đối với những người phạm tội lần đầu,
thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải… để chuyển tội danh nhẹ hơn cho các bị cáo,
tạo điều kiện cho các bị cáo có cơ hội “làm lại cuộc đời”. Điều này cũng
hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Hình phạt không chỉ nhằm trừng
trị người phạm tội mà còn mang tính giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật
và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa tội phạm trong xã hội. Đây chính
là sự nghiêm minh và nhân đạo của pháp luật Việt Nam dành cho tất cả những người
phạm tội, không phân biệt, dù người đó có quyền lực cao đến đâu, pháp luật Việt
Nam không có vùng cấm cho những người phạm tội, dù ở bất cứ cương vị nào.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, chúng ta cần nâng cao ý
thức cảnh giác, đập tan âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch như kẻ mượn
gió bẻ măng Nguyên Anh, cố tình mượn cớ bôi nhọ pháp luật, hạ thấp uy tính lãnh
đạo của Đảng, Nhà nước, gây bất ổn trong nhân dân.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét