Biển,
đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Biển không chỉ
chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương với quốc
tế mà còn đóng vai trò quan trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng đồng thời là địa
bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, bảo
vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc không chỉ thể hiện tư duy của Đảng
ta trong các nghị quyết đại hội mà còn trở thành một trong những nhiệm vụ trọng
yếu, thường xuyên, lâu dài đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống
chính trị.
Sinh
thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng;
ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết
giữ gìn lấy nó”. Đảng ta luôn quan tâm đến việc phát huy lợi thế của đất nước về
biển, kết hợp với phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bảo
vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam, coi đó là một trong những động lực cơ bản cho
sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy:
Tăng
cường tiềm lực bảo vệ biển, đảo trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội,
tư tưởng - văn hoá, khoa học giáo dục là giải pháp quan trọng hàng đầu, vận dụng
lý luận gắn với thực tiễn của từng nơi (địa phương, bộ, ngành) để xem xét những
vấn đề liên quan đến bảo vệ biển, đảo và bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XIII tiếp tục khẳng định: “Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; nâng cao chất
lượng hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; kiên quyết, kiên trì bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ biển, đảo,
vùng trời; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”.Do vậy,
đảng ta xác định và đề ra nhiều chủ trương, biện pháp, tập trung một số giải
pháp sau:
Một là, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận
thức là biện pháp quan trọng. Đại hội X của Đảng đã xác định, cần phải:
"tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến
thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ, công chức và cho toàn dân”, làm cho những
quan điểm, đường lối của Đảng, những chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với
mọi người, biến những chủ trương, đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng thành sức
mạnh hành động của cả dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hai
là, thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ven biển,
hải đảo làm nền tảng giữ vững ổn định, bảo vệ biển, đảo.
Đại
hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã quyết định Chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội 10 năm đầu thế kỷ XXI - Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta
cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2001- 2010 ở vùng ven biển, hải đảo sẽ tạo nền tảng vật chất để
không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo, giải
quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, chăm lo phát triển vùng ven biển, hải đảo,
đảm bảo công bằng xã hội nhằm giữ yên lòng dân, củng cố, tăng cường niềm tin
yêu Đảng và chế độ.
Ba là, bồi dưỡng nhân lực, xây dựng tiềm lực
khoa học - công nghệ biển.
Trong
thế kỷ XXI, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát
triển lực lượng sản xuất, khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Vì vậy,
bồi dưỡng nguồn lực lao động, xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ biển là việc
làm cấp thiết hiện nay để phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa; đồng thời cũng nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng các lực lượng vũ
trang trong thời kỳ mới.
Phát
huy lợi thế, khai thác tiềm năng thế mạnh kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển, đảo
là nhiệm vụ trọng yếu và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả đó, hơn lúc nào hết phải phát huy
sức mạnh tổng hợp của cả nước, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc lập, chủ quyền,
quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn vùng biển nói riêng và toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc nói chung, xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét