Các luận điệu chống
phá cho rằng: Việt Nam muốn giàu có, thịnh vượng thì phải dũng cảm từ bỏ chủ
nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa. Đáng tiếc, những quan điểm,
luận điệu như vậy vẫn được một số người, trong đó có những trí thức có học hàm
học vị ở trong nước cổ súy.
Với mưu đồ phá hoại,
từ lâu các thế lực thù địch, phản động đã sử dụng nhiều chiêu trò chống phá Đảng,
Nhà nước; xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng và những thành quả cách mạng.
Trong số đó, có những quan điểm cho rằng, chủ nghĩa xã hội (CNXH) là nghèo khổ
vì “chủ nghĩa Mác - Lênin dị ứng với sự giàu có”; rằng Việt Nam “không chịu
phát triển”, “không thể phát triển” bởi Việt Nam “lạc nhịp” với thế giới, “sa lầy
trong tư duy” về chủ nghĩa Mác - Lênin và CNXH. Theo đó, họ rêu rao, Việt Nam
muốn giàu có, thịnh vượng thì phải dũng cảm từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ
con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN)(!). Đáng tiếc, những quan điểm, luận điệu như
vậy vẫn được một số người, trong đó có những trí thức có học hàm, học vị ở
trong nước cổ súy.
Thực ra, cả lý luận
và thực tiễn, cả logic và lịch sử trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều bác bỏ
những quan điểm nói trên.
Về mặt tư tưởng,
lý luận, chủ nghĩa Mác - Lênin không dị ứng với giàu có, thịnh vượng như một số
người xuyên tạc. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen viết
rõ: “Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản
phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô
dịch lao động của người khác”. Chủ nghĩa Mác - Lênin tuyên bố công khai mục
đích của phong trào XHCN hiện đại là xây dựng xã hội mới giàu có, thịnh vượng
cho đa số nhân dân chứ không phải một xã hội trong đó “sự áp bức và lao động kiệt
sức đối với đa số, sự giàu có và hạnh phúc ấm no đối với một số ít người”. Theo
Mác, trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản (xã hội XHCN) không tránh khỏi
“người này giàu hơn người kia”
V.I.Lênin viết:
“Xét đến cùng, thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho
thắng lợi của chế độ mới”. Từ thực tiễn cách mạng Nga, V.I.Lênin cho rằng, giải
pháp chiến lược để từng bước tạo ra năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản
(CNTB) chính là thực hiện Chính sách kinh tế mới. Đây là chính sách kinh tế nhiều
thành phần - đặc trưng cho toàn bộ thời kỳ quá độ lên CNXH. Theo đó, người cộng
sản cũng phải học cách buôn bán, học cách tổ chức lãnh đạo, quản lý, khai thác,
phát huy mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế, xã hội để phát triển sản xuất,
xây dựng nền sản xuất lớn công nghiệp hiện đại. Người cộng sản phải biết làm
giàu trí tuệ của mình “bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân
loại đã tạo ra”; phải “dùng cả hai tay mà hứng lấy những cái tốt của nước
ngoài”; phải “đưa chủ nghĩa xã hội vào cuộc sống hằng ngày”
Vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện Việt Nam, Hồ Chí Minh nêu rõ: “xã hội ngày
càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã
hội”; “Xã hội chủ nghĩa là ai cũng được làm việc, được ăn no mặc ấm, được học
hành, người già yếu thì được giúp đỡ, các cháu bé thì được săn sóc. Nói tóm lại,
xã hội chủ nghĩa là sung sướng ấm no”. Điều mong muốn cuối cùng trong bản Di
chúc lịch sử, Người cũng viết: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng
một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh...”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét