Phòng,
chống các hoạt động cáo buộc Việt Nam không tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền
của người dân tộc thiểu số: Trên cơ sở quan tâm bảo vệ, bảo đảm QCN của đồng
bào dân tộc thiểu số bằng những chương trình phát triển kinh tế - xã hội thiết
thực, hiệu quả, các lực lượng chuyên môn, chuyên trách và hệ thống chính trị
nói chung, đã phát hiện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch luôn coi vấn
đề dân tộc thiểu số (và tôn giáo) là “ngòi nổ” của DBHB. Trên cơ sở đó đã phát
hiện, ngăn chặn và làm thất bại hoạt động của họ trong việc sử dụng các phương
tiện điện thoại, fax để liên lạc, chỉ đạo hoạt động chống đối, gây rối, nhằm
tăng cường kích động tư tưởng ly khai, tự trị, thậm chí tổ chức bạo loạn tại một
số vùng dân tộc thiểu số.
Về vấn đề tôn giáo: Chúng ta đã
phê phán, phản bác, ngăn chặn và xử lý công khai trước pháp luật nhiều hành động,
hành vi của các thế lực thù địch xuyên tạc về cái gọi là "hai chính sách
tôn giáo" (chính sách bảo vệ, bảo đảm trên hình thức và “chính sách” không
bảo vệ, không bảo đảm trong thực tế).
Trước
tình hình trên, cùng với việc quan tâm công nhận, bảo vệ, bảo đảm QCN của đồng
bào có tín ngưỡng, tôn giáo, chúng ta đã vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch ở nước ngoài hậu thuẫn cho các đối tượng trong nước hoạt động, để
tăng cường truyền đạo trái phép; gia tăng ảnh hưởng trong lớp trẻ ở các thành
phố lớn và ở các địa bàn chiến lược như vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam
bộ, Bắc miền Trung.
Đồng
thời, chúng ta cảnh giác với các thế lực thù địch ở nước ngoài tăng cường nuôi
dưỡng, kích động và chỉ đạo các phần tử phản động trong các tôn giáo để đẩy
manh hoạt động chống phá nhà nước một cách cực đoan; từ đó gây ra hàng chục “điểm
nóng” về tôn giáo tại nhiều địa bàn. Thậm chí họ còn kích động, giật dây cho một
số tổ chức tôn giáo chống đối chính quyền theo kiểu “đấu tranh chính trị”.
Thứ
nhất, phòng, chống các hoạt động phê phán, xuyên tạc Việt Nam ngăn cản tự do
ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, tự do hội họp
Trên
cơ sở tiếp tục xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về thông tin, báo chí
(Luật Tiếp cận thông tin, Luật về Hội, Luật Báo chí năm 2016,...), nhằm bảo vệ,
bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, tự do hội họp ngày một
tốt hơn, chúng ta đã đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục trong nhân dân, đặc
biệt trong giới trẻ, nhằm phát hiện, vạch trần, phê phán, phản bác các luận điệu
quen thuộc của các thế lực thù địch, như: Việt Nam kiểm soát chặt chẽ việc xuất
bản và cung cấp thông tin cho báo chí; bắt giữ, giam cầm, tước đoạt quyền hành
nghề của những nhà báo và các blogger “dám nói lên sự thật”, “dám đưa thông tin
lề trái”; hoặc quy kết, chụp mũ tội danh cho các nhà báo, blogger viết không
theo đúng tư tưởng của Đảng v.v....
Thứ
hai, phòng, chống các hoạt động xuyên tạc cái gọi là “việc áp dụng một cách bất
công Bộ luật hình sự”(năm 1999), không coi trọng quyền của người tạm giam, tạm
giữ, phạm nhân và không xóa án tử hình
Những
công dân Việt Nam có hành động, hành vi chống đối thể chế nhà nước Việt Nam phải
chịu sự phán xét của pháp luật quốc gia. Đây là quy trình tố tụng phổ biến tại
tất cả các quốc gia trên thế giới khi xét xử công dân chống lại thể chế nhà nước
của mình. Những hành động, hành vi xuyên tạc cái gọi là “việc áp dụng một cách
bất công Bộ luật Hình sự”, cụ thể là các điều 19, 79, 87, 88 và 258 của Bộ luật
Hình sự năm 1999, mặc dù bộ luật này đã được sửa đổi từ năm 2015, rõ ràng là một
sự ngụy biện theo kiểu lẫn lộn trắng đen.
Thứ
ba, phòng, chống các hoạt động xâm nhập, kích động, nhằm thúc đầy “tự diễn biến",
“tự chuyển hoá" sang tư tưởng nhân quyền tư sản, trước tiên trong nội bộ
Đảng, Nhà nước
Một
mặt, với những âm mưu, thủ đoạn chống phá nhằm tác động “từ bên trong” như nêu
trên, các thế lực thù địch hy vọng thông qua sự suy thoái, suy đồi về tư tưởng,
đạo đức, lối sống sẽ chuyển hoá tư tưởng chính trị trong nội bộ Đảng, nhà nước.
Mặt khác, họ tăng cường tác động “từ bên ngoài” để cổ vũ, kích động “tự diễn biến",
“tự chuyển hoá” sang tư tưởng chính trị nhân quyền tư sản. Đặc biệt họ đòi dân
sự hóa hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, nhằm thúc đẩy sự phát triển
tối đa của xã hội dân sự.
Thứ
tư, phòng, chống các hoạt động kích động các cá nhân, tổ chức trong nước về
hoạt động chống đối, kể cả tổ chức bạo động, bạo loạn và nhờ nước ngoài khiếu
kiện Việt Nam
Một
hoạt động nguy hiểm của các thế lực thù địch là thông qua một số blogger người
Việt, trực tiếp kích động các hành vi chống đối, kể cả bạo động, bạo loạn, nhằm
lật đổ chế độ chính trị-xã hội ở Việt Nam.
Trong
những năm gần đây, chúng ta đã vạch trần mục đích hoạt động công khai của một số
NGOs nhằm chống Việt Nam, như VCHR hay TRP. Chúng ta cũng đã phê phán một số tổ
chức phi chính phủ quốc tế, như Tổ chức Theo dõi nhân quyền, Tổ chức Phóng viên
không biên giới và Tổ chức Ân xá quốc tế,... thường có cách nhìn phiến diện,
không khách quan trong việc chỉ trích gay gắt tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Thứ
năm, phòng, chống các hoạt động tạo dựng “ngọn cờ" về nhân quyền và tư tưởng
chính trị, nhằm hình thành các tổ chức chính trị đôi lập và tìm cách xác lập
“cơ chế đa nguyên, đa đảng" trên thực tế ở nước ta
Các
lực lượng chuyên môn, chuyên trách và cả hệ thống chính trị trong những năm gần
đây đã cảnh giác, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành động, hành vi của các
thế lực thù địch trong việc mua chuộc, nâng đỡ, tạo dựng lực lượng chống đối
trong nước, nhất là những người thuộc chính quyền Nam Việt Nam trước đây. Chúng
ta đã phát hiện, ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch tìm
cách huấn luyện, đào tạo, xây dựng những “ngọn cờ”, “nòng cốt” làm hạt nhân
phát triển lực lượng chính trị chống đối trong nước. Họ thậm chí công khai gặp
gỡ, ủng hộ các phần tử có hoạt động chống phá chế độ chính trị - xã hội ở Việt
Nam.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét