Trong quá trình sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản
Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm đến vấn đề tự phê bình,
phê bình và sửa chữa khuyết điểm của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên yêu cầu: “Đảng phải ra sức
tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối,
chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức người đảng viên. Phải thực hành phê
bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng. Phải hoan nghênh và khuyến khích
quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên. Chế độ sinh hoạt của chi bộ phải
nghiêm túc. Kỷ luật của Đảng phải nghiêm minh. Công tác kiểm tra của Đảng phải
chặt chẽ”. Người cũng khẳng định trong bài “Tự phê bình, phê bình, sửa chữa đăng
trên Báo Nhân dân, ngày 26-7-1956: “Chỉ có đảng chân chính cách mạng và chính
quyền thật sự dân chủ mới mạnh dạn tự phê bình, hoan nghênh phê bình, và kiên
quyết sửa chữa”.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm việc thì rất
dễ có sai phạm, khuyết điểm, vấn đề quan trọng là phải thẳng thắn, mạnh dạn,
hoan nghênh tự phê bình, phê bình, chỉ ra và tích cực, kiên quyết sửa chữa, khắc
phục để tiến bộ. Vào ngày 28-11-1959, khi nói chuyện tại Hội nghị nghiên cứu lịch
sử Đảng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Người chỉ rõ: “Có hoạt động thì khó
tránh khỏi có khuyết điểm. Nhưng khi có khuyết điểm thì phải thật thà tự phê
bình, hoan nghênh người khác phê bình mình và kiên quyết sửa chữa”.
Hồ Chí Minh cũng nêu rõ trách nhiệm, các biện pháp thực hiện
tự phê bình, phê bình và sửa chữa khuyết điểm của cán bộ, đảng viên. Trước hết,
cần phải có sự tự giác của bản thân cán bộ, đảng viên, của đội ngũ lãnh đạo và
vai trò của nhân dân cùng đoàn kết, giúp đỡ để cán bộ, đảng viên sửa chữa được
sai phạm, khuyết điểm. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, 10-1947, Hồ Chí
Minh viết: “Sự sửa đổi khuyết điểm, một phần tất nhiên là trách nhiệm của cán bộ
đó. Nhưng một phần cũng là trách nhiệm của người lãnh đạo. Kết luận về đợt 1 của
Hội nghị Trung ương lần thứ 10 ( mở rộng) ngày 1-10-1956, Hồ Chí Minh nói:
“Chúng ta đã thấy sai lầm khuyết điểm, Bộ Chính trị quyết ra sức sửa chữa. Tôi
thay mặt Trung ương kêu gọi toàn thể đảng viên, toàn thể cán bộ, toàn thể nhân
dân đều phải ra sức giúp Bộ Chính trị sửa chữa. Toàn Đảng ta, toàn dân ta đoàn
kết nhất trí, thì dù sai lầm khuyết điểm nhiều mấy, chắc chắn cũng sửa chữa được”.
Thời gian qua, nằm trong âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, vu cáo
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động,
cơ hội chính trị đã tìm mọi cách phủ nhận vai trò lãnh đạo và uy tín của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Đảng ta. Chúng cho rằng, Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh giờ đây
luôn bảo thủ, có nhiều khuyết điểm, sai lầm nhưng cố tình không chịu sửa chữa
và vì vậy mà mất uy tín trong nhân dân, không được nhân dân ủng hộ.
Nhưng thực tiễn cách mạng Việt Nam đã bác bỏ những thông tin
thù địch, xấu độc đó. Trong quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển, Đảng
Cộng sản Việt Nam luôn tiến hành tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong
đó có công tác tự phê bình, phê bình và sửa chữa khuyết điểm. Đảng không chỉ có
chủ trương, đường lối, biện pháp đúng, phù hợp mà còn kiên quyết, kiên trì triển
khai thực hiện chặt chẽ, hiệu quả trên thực tế. Và điều hết sức có ý nghĩa là
cùng với nỗ lực của toàn Đảng, Đảng ta cũng đã luôn huy động được sức mạnh của
toàn dân cùng tham gia vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Những nguyên
nhân, bài học kinh nghiệm thành công của Đảng thời gian qua về việc tự phê
bình, phê bình, sửa chữa khuyết điểm bằng sức mạnh nội lực của Đảng và sự tham
gia tích cực của nhân dân đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phân tích rất
sâu sắc. Trước hết, Tổng Bí thư khẳng định: Việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhằm
mục đích để làm cho Đảng ngày càng mạnh hơn, cán bộ, đảng viên gương mẫu hơn; tổ
chức đảng có sức chiến đấu cao hơn; đoàn kết nội bộ tốt hơn; gắn bó với nhân
dân mật thiết hơn; thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt kết quả cao hơn.
Muốn đạt được kết quả tốt trong tự phê bình, phê bình và sửa chữa khuyết điểm
thì mỗi người phải có tinh thần tự giác, trách nhiệm rất cao, có tình thương
yêu đồng chí thật sự, có dũng khí đấu tranh chân tình, thẳng thắn.
Tổng Bí thư cũng nêu ra những vấn đề có tính nguyên tắc:
“Kinh nghiệm cho thấy, muốn tự phê bình và phê bình có kết quả tốt, điều quan
trọng là phải giữ vững nguyên tắc của Đảng, thật sự phát huy dân chủ trong Đảng;
người đứng đầu phải gương mẫu làm trước và phải có các hình thức dân chủ để quần
chúng đóng góp, phê bình cán bộ, đảng viên và phải nghiêm túc tiếp thu những ý
kiến phê bình đúng đắn. Những trường hợp sai phạm nghiêm trọng mà không thành
khẩn, không tự giác, tập thể giúp đỡ mà không tiếp thu thì phải xử lý thích
đáng”.
Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Đảng, chỉ thị của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tự phê bình, phê bình, sửa chữa khuyết điểm trong
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là cơ sở quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam đã,
đang và sẽ tiếp tục vững mạnh, có đủ phẩm chất, uy tín, năng lực lãnh đạo cách
mạng Việt Nam đi đến thành công trong xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, hùng
cường./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét