Từ
ngày 11/7, đến ngày 28/7/2023 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét
xử sơ thẩm 54 bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố trong vụ án “chuyến
bay giải cứu” về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lừa
đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ”.
Đại
đa số nhân dân trong xã hội mong các cơ quan công tố xét xử nghiêm minh những
cán bộ bị tha hóa về đạo đức, lối sống, luôn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho nhân
dân và cho doanh nghiệp. Kết quả xét xử cũng sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh dành
cho các cán bộ, lớp trẻ, thế hệ mới nhìn những “tấm gương bể” này để tự răn
mình. Bên cạnh đó, một bộ phận giới trẻ lại đang có xu hướng phong “thánh”, hóa
“thần” cho một vài bị cáo. Trên nền tảng tiktok, một bộ phận giới trẻ coi bị
cáo Hưng như một idol (người được đông đảo người hâm mộ tôn sùng và ngưỡng mộ).
Cụ thể: mạng xã hội tiktok xuất hiện những hình ảnh, clip tiêu đề “Hoàng Văn
Hưng trở thành idol vì bào chữa quá khét”. Clip nói về bị cáo Hoàng Văn Hưng -
cựu Trưởng phòng 5 (Cục An ninh điều tra Bộ Công an), cựu điều tra viên chính
thụ lý vụ án tự bào chữa trong phiên tòa “chuyến bay giải cứu”. Xuyên suốt nội
dung clip thể hiện, nhân vật chính là Hoàng Văn Hưng với lời dẫn những câu trả
lời “khét” của anh ta trước Hội đồng xét xử. Nội dung đoạn clip có những câu từ
thể hiện Hưng như một idol, dù anh ta đang là bị cáo trong một vụ “đại án”.
Những đoạn trích này thậm chí còn thu hút hàng nghìn lượt chia sẻ, bình luận:
Tài
khoản Kingsman92: “Những lời cuối anh Hưng nói đỉnh thực sự”.
Tài
khoản User226: “Dẫn dắt rất hay, có tình có lý, câu cuối đúng là người văn võ
song toàn”.
Tài
khoản MaiKimDuyen “Tôi fan anh Hưng nhé. Nếu anh có sai thì tôi cũng không cần
đúng”, tài khoản MaiKimDuyen.
Hay
tài khoản Gia đình bất ổn: “Sao mình ngưỡng mộ ông Hưng này thế. Quá giỏi”….
Có
thể thấy, những bình luận, lời phát ngôn, clip “nâng bi” các bị cáo trong vụ
đại án “chuyến bay giải cứu” mặc dù câu được view, thu hút lượng lớn người xem
lớn, nhưng họ đâu biết được rằng mình đang quên đi trách nhiệm xã hội trong
cuộc chiến chống tham nhũng. Và phải chăng, đó cũng là sự tiếp tay cho cái xấu,
thói a dua, chỉ vì muốn giật tít câu view mà không tiếc lời ca ngợi những đối
tượng đã bị điều tra hành vi phạm tội và đang đưa ra xét xử. Việc cổ xuý cho
cái xấu, cái sai và vô hình chung phủ nhận nỗ lực của các cơ quan pháp luật,
của cả hệ thống chính trị trong phòng, chống tham, tiêu cực. Đáng nói hơn nữa,
đây là vụ án mà các đối tượng liên quan bị điều tra về hành vi phạm tội, khi
thực hiện các “chuyến bay giải cứu” công dân Việt Nam ở thời điểm đại dịch
Covid-19 bùng phát toàn thế giới.
Trong
khi, chính sự quyết liệt của các cơ quan pháp luật trong đó có ngành Công an,
đã đấu tranh không có vùng cấm, kiên quyết đưa những kẻ phạm tội ra trước ánh
sáng của pháp luật. Cho dù đó là ai, đang công tác ở vị trí nào, những sai phạm
của họ đều bị xử lý. Trên thực tế, không phải đến phiên tòa xét xử “chuyến bay
giải cứu” mà nhiều vụ án khác, nhiều dàn cựu lãnh đạo từng là cán bộ Nhà nước
đã phải đứng trước vành móng ngựa và cúi đầu thừa nhận hành vi phạm tội của
mình. Đó là kết quả của công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng mà Đảng ta
thực hiện trong thời gian qua.
Những
lối suy nghĩ lệch lạc, chỉ thích lên mạng xã hội để cổ súy cho những hành vi
phạm tội, ca ngợi các bị cáo như những “thần tượng”, “anh hùng”, idol... cần
phải được triệt tiêu, thậm chí phải bị xử lý theo các quy định pháp luật. Đồng
thời, mỗi cá nhân cần xác định rõ trách nhiệm xã hội trong cuộc chiến chống
tham nhũng và lên án hay tố giác những hành vi vi phạm pháp luật.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét