Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư với các thành tựu kỹ thuật và các vấn đề về xã hội đã làm nảy sinh những
nội dung liên quan đến sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Lợi dụng điều
này, các thế lực thù địch, phản động đã điên cuồng chống phá, hòng bác bỏ sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần tỉnh táo phản bác
những luận điệu đó, góp phần bảo vệ nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin
trong bối cảnh mới.
Sứ mệnh hàng đầu của GCCN
là bằng phương thức lao động công nghiệp để sản xuất ra của cải vật chất ngày
càng nhiều hơn, tốt hơn cho quá trình phát triển của nhân loại; từ đó, tạo ra
các tiền đề, điều kiện vật chất cho sự tồn tại, phát triển của xã hội hiện đại.
Theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lê-nin và từ thực tiễn hiện nay, có thể thấy GCCN ở tất cả quốc gia
với trình độ phát triển khác nhau vẫn đang tiếp tục thực hiện sứ mệnh lịch sử của
mình với nhiều trình độ, cách thức khác nhau. Thậm chí, dưới góc nhìn của chủ
nghĩa duy vật lịch sử, hiện nay, chính GCCN ở các nước tư bản chủ nghĩa phát
triển, bằng việc làm chủ khoa học và công nghệ hiện đại, với năng suất lao động
cao... lại đang đóng góp tích cực cho việc thực hiện nội dung kinh tế - kỹ thuật
của sứ mệnh lịch sử ấy.
Những phân tích sau đây
có thể góp phần làm rõ hơn nhận thức liên quan đến vấn đề này.
Một là, cho dù tri
thức, kiến thức khoa học có vai trò to lớn, nhưng xã hội phát triển hiện đại
không vì thế mà không cần đến sản phẩm vật chất để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu
của mình (chẳng hạn ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, xây dựng, chữa bệnh,...). Tất
cả nhu cầu ấy lại chỉ có thể được thỏa mãn thông qua sản xuất vật chất, mà chủ
yếu là thông qua sản xuất công nghiệp. Chỉ có sản xuất vật chất bằng phương thức
công nghiệp mới có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của gần 8 tỷ con người trên trái
đất hiện nay. Theo đó, nhân loại vẫn cần tới sản xuất vật chất và lao động của
GCCN để tồn tại và phát triển.
Hai là, GCCN hiện đại
đang được trí thức hóa, trí tuệ hóa trong các cuộc cách mạng công nghiệp gần
đây. Yêu cầu khách quan của sản xuất hiện đại và vận hành nền sản xuất công
nghiệp hiện đại buộc GCCN không ngừng nâng cao năng lực lao động, làm chủ khoa
học và công nghệ. Hiện nay, khoảng 40% công nhân của các nước G7 có trình độ đại
học; thậm chí, thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO, năm 2002) chỉ ra rằng,
gần 70% công nhân Nhật Bản có trình độ đại học. Với trình độ như vậy, trên thực
tế, người ta đã dùng khái niệm “công nhân - trí thức” để chỉ nhóm lao động
trình độ cao này. Theo đó, quan niệm coi công nhân “là người lao động thừa
hành, trình độ học vấn thấp” đã lạc hậu và bất cập với thực tế.
Ba là, sứ mệnh lịch sử của
GCCN tự nó đã mang một hàm lượng tri thức rất lớn và bản thân GCCN cũng đang
trí tuệ hóa, đang tạo ra một lớp trí thức - công nhân trong lực lượng lao động
của mình. Họ là các chuyên gia, các nhà khoa học và công nghệ đang hằng ngày
hoàn thiện và phát triển công nghệ để tăng năng suất lao động, bảo đảm các yêu
cầu ngày càng cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Xã hội gọi nhóm lao động
này là trí thức - công nhân hay nguồn nhân lực trình độ cao. Theo đó, cả về lý
luận và thực tiễn, sứ mệnh lịch sử của GCCN không xa lạ gì với kho tàng tri thức,
tầng lớp trí thức, nền khoa học hiện đại. Vì thế, việc tách rời tri thức với
quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN là một cách tiếp cận, cái nhìn phiến
diện.
Bốn là, trí thức là
nhóm lao động sản xuất ra các giá trị tinh thần; còn công nhân là nhóm trực tiếp
lao động sản xuất vật chất. Sản xuất vật chất, các quá trình kinh tế, xét đến
cùng, bao giờ cũng là yếu tố quyết định nhất. Tầng lớp trí thức và lao động của
họ có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển hiện đại, nhưng bao giờ
cũng cần đến việc chuyển hóa những giá trị tinh thần đó vào thực tế sản xuất xã
hội. Những công thức, ý tưởng sáng tạo, phần mềm (software), hay nói chung là
phát kiến khoa học, đều cần tới công nghệ để thể hiện ra giá trị của mình.
Trên thực tế, nhiều sản
phẩm tinh thần chỉ có thể bộc lộ giá trị thông qua việc “hóa thân” vào những ứng
dụng công nghệ. Khoa học cần đến công nghệ để thể hiện ra, công nghệ cần khoa học
để tiến hóa. Hai quá trình thực tiễn này hiện nay đã “xích lại gần nhau” trong
một lĩnh vực hoạt động thường được gọi là “Cách mạng khoa học và công nghệ”.
Thông qua thực tiễn đó, có thể nhận định: Sản xuất vật chất là cái quyết định,
cùng với sản xuất tinh thần là để phục vụ cho quá trình tồn tại của xã hội. Tuy
sáng tạo tinh thần như khoa học, văn hóa... cũng có vai trò rất quan trọng
trong quá trình phát triển của xã hội hiện đại, nhưng rõ ràng, nếu chỉ riêng yếu
tố tinh thần thì chưa tạo đủ nền tảng cho sự phát triển.
Năm là, sứ mệnh lịch sử
thực chất là sự nghiệp của một giai cấp đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo xã hội
xây dựng một hình thái kinh tế - xã hội mới. Để làm tròn trách nhiệm ấy, buộc
giai cấp có sứ mệnh lịch sử phải đạt được những yêu cầu, đặc điểm riêng, cụ thể
là: 1- Phải là giai cấp đại diện cho LLSX tiến bộ xã hội, bao gồm cả về kinh tế
(xu thế phát triển sản xuất) và chính trị (đại diện cho xu thế dân chủ
hóa); 2- Phải là đại diện cho lợi ích chung của xã hội, các giai tầng xã
hội và cả dân tộc; 3 - Phải có một hệ tư tưởng riêng, vừa phản ánh nhận thức về
quy luật vận động đương thời, vừa thể hiện tính tiền phong về lý luận; 4 - Phải
có kết cấu, tổ chức chặt chẽ với một hạt nhân là chính đảng của giai cấp(7).
Một giai cấp muốn đảm nhận
sứ mệnh lịch sử là xác lập một hình thái kinh tế - xã hội mới phải đáp ứng các
điều kiện trên. Trí thức không hội đủ các điều kiện ấy. Ngộ nhận về sự tăng lên
của vai trò trí thức trong phát triển hiện đại đôi khi khiến người ta lãng quên
những mối quan hệ, các đặc điểm và vị thế của trí thức trong xã hội. Trí thức
có đóng góp trong việc khái quát những tri thức lý luận và nâng cao trình độ nhận
thức của phong trào công nhân. Trí thức có thể cùng với GCCN và nhân dân làm
nên lực lượng của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của
mình, GCCN cần đến sự hợp tác của trí thức và tự mình nâng cao tri thức, kỹ
năng lao động hiện đại... Nhưng chỉ GCCN mới có đầy đủ năng lực đảm nhận vai
trò lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét