Trong khoảng 5 - 10 năm tới, Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động ngoại giao đa phương quan trọng, như: đảm nhiệm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Hội đồng Chấp hành UNESCO, tiếp tục tham gia các cơ chế APEC, Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Phong trào Không liên kết, Cộng đồng Pháp ngữ, các cơ chế Tiểu vùng sông Mekong cùng nhiều diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế khác; tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, triển khai các SDG và các cam kết quốc tế, trong đó có cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Bối cảnh tình hình khu vực và thế giới
những năm tới, với xu thế chuyển đổi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19 và những
diễn biến phức tạp trong cạnh tranh chiến lược nước lớn có thể là cơ hội để các
quốc gia tầm trung, các quốc gia đang phát triển tiếp tục phát huy sức mạnh
mềm, nhất là tại các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế, nếu biết nắm bắt
thời cơ phù hợp. Trong bối cảnh đó, việc phát huy vị thế, ảnh hưởng, sức mạnh
mềm của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế đòi hỏi cần có
cách tiếp cận mới, tổng thể, toàn diện, liên ngành hơn.
Trên cơ sở đó, trong quá trình hoạch
định và triển khai chính sách đối ngoại thời gian tới, các cơ quan liên quan
của Việt Nam có thể xem xét các biện pháp sau:
Thứ nhất, thúc đẩy triển khai đồng bộ sáng kiến
hoặc phát triển các sáng kiến, dự án lõi ở các diễn đàn đa phương khu vực và
quốc tế khác nhau để bổ trợ, tạo thành thương hiệu xuyên suốt nhằm phát huy sức
mạnh mềm Việt Nam, trong đó kết hợp lồng ghép bản sắc, đặc trưng văn hóa Việt
Nam. Đồng thời, xem xét lựa chọn một số vấn đề, lĩnh vực mà Việt Nam đã có sáng
kiến thúc đẩy trong thời gian qua(12) để phát triển, triển khai
đồng bộ tại các diễn đàn đa phương khu vực, quốc tế. Bên cạnh đó, tăng cường
nắm bắt thời cơ trong thúc đẩy vai trò trung gian, hòa giải của Việt Nam trên
một số vấn đề quốc tế, khu vực thông qua các cơ chế do ASEAN, Liên hợp quốc dẫn
dắt, cũng như các cơ chế hợp tác giữa ASEAN và Liên hợp quốc, phù hợp với lợi
ích, điều kiện và khả năng của Việt Nam.
Thứ hai, tăng cường đăng cai các hội nghị,
diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế trên các lĩnh vực chuyên ngành mà Việt
Nam có nhiều lợi ích hoặc thế mạnh, như chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng,
an ninh lương thực, nông nghiệp, kết hợp các hoạt động quảng bá văn hóa Việt
Nam với tư cách nước chủ nhà.
Thứ ba, tăng cường đưa cán bộ ứng cử, đảm
nhiệm các vị trí lãnh đạo của tổ chức quốc tế đa phương khu vực và quốc tế ở
những cấp độ khác nhau, như các vị trí cấp cao trong Ban Thư ký Liên hợp quốc,
Ban Thư ký ASEAN và các tổ chức quốc tế khác mà Việt Nam đang tham gia, hoặc
các vị trí cố vấn cấp cao trong các tổ chức phi chính phủ quốc tế như The Elders(13) để
nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam. Trên cơ sở đó, xây dựng cơ sở dữ liệu về
các vị trí việc làm cấp cao tại các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế, đồng
thời xây dựng và cập nhật danh sách các ứng cử viên tiềm năng và cơ chế đặc thù
để quy hoạch, đào tạo, vận động, khuyến khích các cá nhân đương nhiệm hoặc các
đồng chí nguyên lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các chuyên gia cao cấp tham gia
ứng cử vào những vị trí này.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự
báo, xây dựng cơ sở dữ liệu về sức mạnh mềm, các tiến trình thảo luận quan
trọng tại các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế để xác định lĩnh vực mới mà
Việt Nam có thể thúc đẩy hoặc tham gia tích cực, trong đó gắn với tăng trưởng
xanh, phát triển bền vững, chuyển đổi năng lượng, xử lý các thách thức an ninh
phi truyền thống, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn…
Thứ năm, tiếp tục củng cố, nâng cao tính
hiệu quả của công tác phối hợp liên ngành để tăng cường trao đổi, triển khai
thúc đẩy sức mạnh mềm Việt Nam tại các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế,
nhất là đưa ra các sáng kiến, ý tưởng nhằm phát huy vị thế, dấu ấn, tranh thủ
nguồn lực hợp tác quốc tế và đóng góp giải pháp giải quyết những vấn đề toàn
cầu.
Thứ sáu, thúc đẩy nhận thức đầy đủ, toàn
diện ở cấp cơ sở, giúp các cơ quan, địa phương hiểu rõ về sức mạnh mềm Việt Nam
và tầm quan trọng của việc phát huy sức mạnh mềm quốc gia. Đồng thời, đẩy mạnh
công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động, sáng kiến của Việt Nam tại
các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế trên nền tảng các phương tiện truyền
thông xã hội được cộng đồng quốc tế quan tâm và sử dụng nhiều (Twitter/X,
Facebook, Instagram), kết hợp lồng ghép giới thiệu sinh động về đất nước, con
người Việt Nam.
Tựu trung, Việt Nam có rất nhiều tiềm
năng và cơ hội để nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của đất nước trên trường
quốc tế thông qua các biện pháp phát huy sức mạnh mềm, nhất là tại các diễn đàn
đa phương khu vực và quốc tế trong thời gian tới. Đây được xem là hướng đi
thiết thực nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối đối ngoại của Đại hội XIII của
Đảng và góp phần thực hiện mục tiêu, tầm nhìn phát triển đất nước trong giai
đoạn tiếp theo./.
VTK-H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét