Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng nhiệm
vụ rèn luyện tư cách, tác phong, phẩm chất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, thể
hiện trong hệ thống quan điểm, chỉ dẫn của Người về công tác cán bộ; trong đó,
nội dung “vị thế công bộc” của người cán bộ lãnh đạo vẫn còn nhiều giá trị tham
khảo cả về lý luận và thực tiễn. Thời gian tới, để tiếp tục vận dụng linh hoạt,
sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “vị thế công bộc” của người cán
bộ lãnh đạo, góp phần xây dựng Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa thực sự của
dân, do dân và vì dân; cần thực hiện các biện pháp như sau:
Thứ nhất, nghiêm túc quán triệt, thực hiện chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ cũng như phát huy
dân chủ trong quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, chú trọng nâng cao nhận thức về
vai trò, vị trí của vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức, phong cách, lối sống
trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, căn bản và
trọng yếu trong việc mở rộng các khía cạnh trong công tác xây dựng Đảng trên
tinh thần “phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng
toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”.
Thứ hai, nâng cao trách nhiệm, tinh thần cống hiến vì mục tiêu
mang lại lợi ích của nhân dân, coi lợi ích của nhân dân là trên hết. Từ tấm
gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh đạo ngày nay cần đặt lợi ích của
nhân dân lên cao nhất, theo đó trong công việc, nhiệm vụ, phải có sự tận tâm,
lo lắng, quyết tâm xử lý, giải quyết những vấn đề nảy sinh liên quan đến cuộc sống
và sinh kế của người dân. Bên cạnh đó, luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức cách
mạng, nhất là đức tính trung thực, kiên định, khiêm tốn, minh bạch. Cụ thể,
người lãnh đạo cần giữ lời hứa, thực hiện các cam kết, từ đó, tạo niềm tin vững
chắc cũng như sự tôn trọng từ nhân dân. Mặt khác, cần đổi mới để có các biện
pháp xử lý phù hợp, đủ mạnh, đủ sức răn đe hơn, tránh kẽ hở, yếu kém để các đối
tượng vị lợi, thoái hóa, biến chất lợi dụng hòng tham nhũng, trục lợi, chà đạp
lên lợi ích, vô trách nhiệm với đời sống người dân.
Thứ ba, chú trọng đúng mức nhiệm vụ đổi mới, sáng tạo, đáp ứng
yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư. Theo đó, đội ngũ lãnh đạo cần nhanh chóng nghiên cứu,
ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo và đổi mới phương thức quản
lý và phát triển xã hội. Mặt khác, nâng cao ý thức học hỏi và tự phát triển,
cập nhật kiến thức và phát triển kỹ năng lãnh đạo của mình để có khả năng đối
phó với thách thức của tình hình mới; tạo điều kiện kết hợp giáo dục rèn luyện
trong tập thể với phát huy tính chủ động, tự giác trong rèn luyện và tu dưỡng
cá nhân. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cần tăng cường giáo dục, bồi dưỡng lý
tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng
lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp gắn với đẩy mạnh học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Thứ tư, biết lắng nghe, thương yêu, có trách nhiệm với đời
sống người dân. Người cán bộ lãnh đạo ngày nay cần lắng nghe ý kiến của cộng
đồng, đồng thời tạo cơ hội cho người dân được tham gia vào quá trình ra quyết
định về các vấn đề chung. Ngoài ra, “vị thế công bộc” cần được đi kèm với trách
nhiệm và lòng tự trọng; tuân thủ nguyên tắc đạo đức và dám chịu trách nhiệm trong
tất cả quyết định và hành động của mình. Hiện nay, để tránh tình trạng không
dám nghĩ, dám làm, “sợ sai”, “sợ trách nhiệm”, đội ngũ cán bộ, lãnh đạo vừa
phải không ngừng trau dồi bản lĩnh, ý chí kiên định thực hiện mục tiêu cách
mạng, vừa luôn học hỏi và lắng nghe nhân dân; dám nghĩ, dám làm và dám ra quyết
định ở những thời điểm khó khăn, có tính bước ngoặt; gần gũi, chân thành, tin
tưởng đồng chí, đồng bào,... để quy tụ được mọi người, kiến tạo nguồn sức mạnh
của khối đoàn kết trong chính quyền và nhân dân.
Thứ năm, phát huy vai trò của các
cơ quan truyền thông trong việc phát hiện những biểu hiện thoái hóa, biến chất
cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo cấp cao nhằm trục lợi, tham ô, tham
nhũng, gây hậu quả nghiêm trọng. Mặt khác, kiên trì giáo dục, rèn luyện cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức về đức tính liêm khiết, chính trực; xây dựng
văn hóa tiết kiệm; cấp ủy, đảng viên phải luôn luôn dựa vào dân, lắng nghe dân,
gắn bó máu thịt với nhân dân,... Cán bộ, đảng viên, trước hết là người lãnh đạo
cần giữ gìn đức tính trong sạch, trọng liêm sỉ, danh dự, biết xấu hổ khi bản
thân và người thân có hành vi tham nhũng, tiêu cực, ỷ lại, vô trách
VTK-H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét