CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021

LẬT TẨY BBC NEWS XUYÊN TẠC VỀ CÔNG TÁC BẦU CỬ

 

Trước mỗi sự kiện trọng đại của đất nước, chúng ta không lạ gì về thủ đoạn của các thế lực thù địch, chúng thường lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng để phát tán những thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm tạo dư luận xấu trong quần chúng nhân dân. Trước thềm bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 các thế lực thù địch cũng đang điên cuồng chống phá Bầu cử.

Báo BBC NEWS ngày 21/4/2021 có đăng bài Quốc hội VN: Nhiều cách để loại ứng cử viên độc lập. Trong đó tập trung công kích về việc Đảng, chính quyền các cấp gây khó khăn và tìm mọi cách để loại bỏ các trường hợp tự ứng cử. Bàn về vấn đề này chúng ta cùng xem xét một cách khách quan về quy trình bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp của nhà nước ta qua các nhiệm kỳ và trước thềm bầu cử nhiệm kỳ 2021- 2026.

Về đối tượng được tham gia đề cử, ứng cử

Theo quy định tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, người ứng cử ĐBQH phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của ĐBQH quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội (Điều 2 Luật số 57/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014) Đồng thời cần phải tôn trọng các tiêu chuẩn được quy định trong các văn bản pháp luật, đồng thời phải thực sự tiêu biểu về năng lực, đạo đức để xứng đáng đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của cử tri cả nước.

 Nhân vật trung tâm được Báo BBC NEWS phỏng vấn và đề cập trong bài là bà Đặng Bích Phượng và ông Nguyễn Đình Hà hai ứng cử viên độc lập nhiệm kỳ Bầu cử Quốc hội 2016 cả hai đều đủ tiêu chuẩn quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội và được tôn trọng quyền tự do ứng cử, được tiến hành các bước tự ứng cử.

Về Lịch sử nhân thân người ứng cử được phỏng vấn trong bài báo

Chúng ta cùng tìm hiểu về lịch sử thân nhân hai ứng viên trên (dựa trên các thông tin có trong bài báo) họ đã thực sự tiêu biểu về năng lực, đạo đức để xứng đáng đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của cử tri cả nước hay chưa?; thông tin bài báo cho thấy cả 02 nhân vật trên chưa có thành tích cống hiến đặc biệt gì, hoặc đã thể hiện được uy tín năng lực của họ trước quần chúng nơi làm việc và nơi ở như thế nào? để quần chúng tín nhiệm, gửi gắm tâm tư nguyện vọng, đại diện cho tiếng nói của quần chúng. Bên cạnh đó (theo bài báo) Bà Phượng đã “từng bị bắt giam, xử phạt hành chính do đi biểu tình chống Trung Quốc năm 2011” và “bị UBND phường Dịch Vọng ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại phường vì nhiều lần bị bắt khi tham gia biểu tình chống Trung Quốc” Hành động của Bà Phượng và nhóm quần chúng bị kích động thời gian đó trên thực tế đã gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động Chính trị, Ngoại giao và Kinh tế của Nhà nước; (cũng theo bài báo) Ông Hà cùng tiến sĩ Nguyễn Quang A bị bắt vào ngày 23/3/2016 trên phố Triệu Quốc Đạt lúc diễn ra phiên xử sơ thẩm ông Nguyễn Hữu Vinh (tức Anh Ba Sàm), theo thông tin từ Trụ sở công an phường sở tại (mà bài báo đề cập) Ông Hà bị bắt do vi phạm lỗi gây rối trật tự công cộng trước tòa án nhân dân TP Hà Nội nên bị phạt và lập biên bản ở mức cảnh cáo. Mặc dù đã hết thời kỳ bị kỷ luật, đủ điều kiện để ứng cử nhưng thông qua các hoạt động của họ cho thấy họ là những người dễ manh động, xử lý sự việc chưa thấu đáo, có hảnh động quá tả, chưa tiêu biểu về năng lực, đạo đức để xứng đáng đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của cử tri; qua kết quả Bầu cử năm 2016 hai ứng viên trên không được bầu là xứng đáng.

Về Quá trình xét duyệt hồ sơ ứng cử và Hiệp thương trước bầu cử

Bài báo nêu việc Bà Phượng  “khi lên UBND phường Thành Công xác minh lý lịch thì suôn sẻ nhưng khi đến nơi tiếp nhận hồ sơ ứng cử, bà được yêu cầu khai lại một số mục khai chưa đúng. Ví dụ, phải ghi trình độ văn hóa 10/10 là hệ chính quy hay bổ túc.Bà Phượng chỉ khai 10/10 - thiếu phần chi tiết như trên nên bị bắt về làm lại” đồng thời theo thông tin bài báo cung cấp, cả hai ứng viên trên đã cố tình không khai vào lý lịch những hoạt động vi phạm đã bị xử lý của mình, nhằm che dấu khuyết điểm đã qua, nhưng đã được cấp có thẩm quyền yêu cầu bổ sung khi xác minh lý lịch; điều này cho thấy chính quyền địa phương nơi quản lý công dân và quy trình chuẩn bị bầu cử được tiến hành nghiêm túc, chặt chẽ, đúng pháp luật.

Về hội nghị hiệp thương trước bầu cử: bài báo nêu nội dung trả lời phỏng vấn của Bà Phượng “tôi yêu cầu những người trong khu dân cư phải được mời vì họ mới hiểu được con người tôi ra sao? Tôi cũng yêu cầu có nhà báo nhưng mọi yêu cầu của tôi đều bị từ chối với lý do là phòng nhỏ nên không mời hết được”. “Tôi viết đơn không tham gia buổi hiệp thương này”; “Ông Nguyễn Đình Hà kể rằng khi đến hội nghị cử tri, tức vòng hiệp thương 2, ông thấy có rất nhiều công an, thường phục lẫn sắc phục ở hội trường "Thêm nữa, họ chọn những người không hề quen biết về tôi để nhận xét tôi và những gì họ nói là tôi gây rối trật tự công cộng, không có đóng góp gì cho địa phương”, thực tế cho thấy quy định của luật bầu cử đã thể hiện rất rõ:

“Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội được tổ chức chậm nhất là 95 ngày trước ngày bầu cử.

Thành phần hội nghị gồm: Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và đại diện Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện trực thuộc.

Đại diện Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự hội nghị này.

Nội dung hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng tương tự như nội dung hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở trung ương.

Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị và được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban bầu cử ở tỉnh

  Tất cả các ứng viên được đề cử, ứng cử hoặc tự ứng cử đều phải thực hiện theo quy định trên, Yêu cầu của Bà Phượng “yêu cầu những người trong khu dân cư phải được mời vì họ mới hiểu được con người tôi ra sao. Tôi cũng yêu cầu có nhà báo” là vượt quá khả năng của ban tổ chức hội nghị, nếu ứng viên nào cũng đòi hỏi phải có fan riêng như vậy thì quy mô hội nghị tổ chức vào chỗ nào? Sức lan tỏa về uy tín của ứng viên chỉ gói gọn trong “những người trong khu dân cư” của ứng viên liệu đã đại diện cho đông đảo quần chúng chưa? hành động “viết đơn không tham gia buổi hiệp thương này” là ứng viên tự bỏ quyền lợi của mình trong quy trình chuẩn bị bầu cử hay chỉ là trốn tránh việc đối thoại sàng lọc hiệp thương?

  Qua ba vấn đề cơ bản trên và qua nội dung của bài báo cho ta thấy bản chất của vấn đề là: Những nhân vật được bài báo phỏng vấn đều là những người không đạt được nguyện vọng trong kỳ bầu cử năm 2016; nhân thân của họ đều có quá khứ chưa thực sự tiêu biểu về năng lực, đạo đức để xứng đáng đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của cử tri cả nước; suy nghĩ và phát ngôn của họ mang xu hướng bất mãn, quy chụp chính quyền vì không đạt được mục đích ban đầu; đồng thời  đối tượng được phỏng vấn của báo quá ít, mang tính phiến diện, chủ quan không phản ánh một cách khách quan, toàn cảnh công tác chuẩn bị và tiến hành cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp và công tác chuẩn bị Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp năm 2021./.

 Tia chớp

 

 

  

0 nhận xét: