Mới chỉ nêu vấn đề, chưa dám đưa ra
khẳng định, BBC viết: "Thiếu đảng viên mới, Đảng CS VN muốn kết nạp nhóm
'trung lưu, khá giả và thành đạt?".
Vậy có hay không việc thiếu hụt
đảng viên khiến Đảng Cộng sản VN tập trung việc bồi dưỡng, phát triển đảng viên
mới sang nhóm người kinh doanh, lao động tự do, kỹ sư hay doanh nhân… Hay đó
đơn thuần chỉ là một sự chuyển dịch có tính toán để phòng ngừa vấn đề thiếu hụt
đảng viên trong tương lai và làm đa dạng các thành phần trog đảng hướng đến
việc làm gia tăng sức mạnh trong Đảng?
Trước hết cần nhận thức rằng, việc
phát triển đảng viên hết sức hệ trọng và điều này không chỉ xảy đến với Đảng
Cộng sản VN mà bất cứ chính đảng chính trị nào. Và điều này cũng ảnh hưởng không
chỉ tới chất lượng, uy tín, vai trò của chính Đảng đó mà về lâu này, nó thậm
chí còn ảnh hưởng tới sự tồn vong. Đó cũng là lí do, công tác phát triển Đảng
luôn được đặt ở vị trí trung tâm, được lãnh đạo các chính đảng quan tâm, đề ra
những chiến lược lâu dài với những giải pháp hết sức căn cơ, rõ ràng và sát với
tình hình của chính đảng mình.
Và trên thực tế, trước những tác
động có tính tất yếu của thời cuộc đã có không ít chính đảng lâm vào tình cảnh
đó và yêu cầu đặt ra bên cạnh những giải pháp mới thì việc chuyển hướng đối
tượng bồi dưỡng, phát triển đã được đặt ra. Tuy nhiên, việc chuyển hướng không
đồng nghĩa là chính đảng đó (kể cả với Đảng Cộng sản VN) đang thiếu hụt đảng
viên mà đôi khi đó chỉ là vấn đề dự liệu và lo xa cho một tương lai mà thôi...
Và có thể khẳng định, việc chuyển đổi đối tượng phát triển đảng tại Việt Nam
đang nằm ở lí do này hơn là do bị thiếu hụt như BBC đề cập.
Và thực tế cho thấy số lượng
đảng viên Đảng Cộng sản VN trong các báo cáo mới đây liên tục gia tăng, trong
khi các kỳ đại hội gần đây của Đảng Cộng sản VN luôn nhấn mạnh việc chú trọng
phát triển chất lượng, trình độ của Đảng viên trước yêu cầu gia tăng về số
lượng. Mặt khác, với dân số khá đông (hơn 90 triệu người) và nền tảng dân số
trẻ, được học hành bài bản nên vấn đề bồi dưỡng, phát triển Đảng viên không
phải là chuyện gì đó quá khó.
Những vấn đề được BBC chỉ ra với tư
cách là lí do khiến Đảng Cộng sản VN thiếu hụt đảng viên như (1) "Cản
trở bởi ý thức hệ cũ kỹ?" hay (2) "Không thích vào vì Đảng thiếu sức
sống và tha hóa?" thực chất chỉ là những phỏng đoán thiếu căn cứ.
Vì riêng với vấn đề thứ 1 chưa bao
giờ là lực cản, bởi từ khi thành lập, với mục tiêu tập hợp và mở rộng thành
phần tham gia hướng đến mục tiêu giải phóng dân tộc, Đảng Cộng sản VN đã không
phân biệt thành phần xuất thân tham gia Đảng. Nhiều trí thức, thậm chí từng
tham gia dưới chế độ thực dân, phong kiến được mời tham gia và chủ trương này
được xuyên suốt và duy trì cho tới nay.
Còn vấn đề thứ hai, đơn giản nó
được nêu ra vì những câu chuyện được phản ánh, nói tới và phanh phui gần đây.
Nó cũng đơn giản chứng minh rằng, trong bất cứ tổ chức nào bên cạnh những sự
thống nhất, thì luôn có những dị đồng, những vấn đề tiêu cực. Và Đảng Cộng sản
VN cũng không ngoại lệ. Nhưng quan trọng là, chính đảng đó biết nhận thức vấn
đề, quyết tâm loại bỏ những vấn đề, cá nhân tiêu cực ra khỏi đời sống của chính
đảng mình. Đảng Cộng sản VN may mắn khi đang làm rất tốt điều đó thông qua việc
phanh phui, làm rõ nhiều đại án tham nhũng, kiên quyết loại bỏ những hạt giống,
nhân tố không đáp ứng về tiêu chuẩn đạo đức, trình độ. Và chính điều đó đang là
nhân tố khiến nhiều người trẻ, thậm chí nhiều người không có thiện chí với họ
thay đổi thái độ, phấn đấu để được đứng vào hàng ngũ đảng viên Đảng Cộng
sản...
Trước lúc kết thúc bài viết này,
người viết chỉ muốn nói rằng, BBC luôn xem đảng cộng sản VN là mục tiêu
để tấn công và hạ uy tín. Và để thực hiện điều này, họ không từ một thủ
đoạn nào, kể cả việc đánh tráo, nói sai sự thật. Vì vậy, hãy nên cảnh giác với
những gì nhà đài nêu lên, nhất là những tin, bài có yếu tố chính trị tại Việt
Nam./.
CXN-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét