Quyền con người là các đặc
quyền tự nhiên, bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của tất cả mọi người, được ghi nhận,
bảo đảm bằng pháp luật quốc gia và quốc tế. Thực chất, không có quốc gia nào
trên thế giới chấp nhận “nhân quyền cao hơn chủ quyền” và trong từng quốc gia
luôn có giai cấp đóng vai trò trung tâm. Thế nên, những ai cổ xúy cho quan điểm
“nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “quyền con người là phi giai cấp” là hoàn toàn
sai trái, cần phải bác bỏ.
Sự phi lý của luận điểm “nhân quyền
cao hơn chủ quyền”
Quyền con người (nhân quyền) là tổng
hợp các quyền và tự do cơ bản để đánh giá địa vị pháp lý của cá nhân. Quyền con
người và pháp luật luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó, quyền con
người là vấn đề quan trọng của mọi hệ thống pháp luật; khi thực tiễn lịch sử đã
minh chứng quyền con người chỉ có thể ghi nhận và bảo vệ bằng pháp luật.
Việc cho rằng “nhân quyền cao hơn
chủ quyền” là hoàn toàn phi lý. Bởi lẽ, muốn hiện thực hóa được các quyền con
người phải có các tiền đề, điều kiện nhất định. Điều kiện tiên quyết là đất nước
phải được độc lập, chủ quyền quốc gia phải được tôn trọng theo luật pháp quốc tế
và Hiến chương Liên hợp quốc.
Thực tiễn lịch sử Việt Nam và nhiều
nước trên thế giới trải qua đấu tranh giành độc lập, giữ vững chủ quyền dân tộc
đã chứng minh, đất nước bị nô lệ thì người dân không có tự do, các quyền con
người sẽ bị chà đạp nghiêm trọng. Do vậy, các dân tộc bị áp bức đã quyết tâm
giành và giữ nền độc lập.
Tất yếu, chủ quyền quốc gia không
tách khỏi nhân quyền và nhân quyền không thể cao hơn chủ quyền. Cho nên có thể
khẳng định: Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia là điều kiện tiên quyết để bảo
đảm quyền con người.
Hơn ai hết, mỗi người dân Việt
Nam đều thấu hiểu độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia là đòi hỏi hàng đầu trong
việc bảo đảm và thực thi quyền con người. Bản chất của Nhà nước Việt Nam là nhà
nước vì con người và bảo vệ quyền con người. Trong thực tiễn cách mạng Việt
Nam, ngay sau khi giành được độc lập, quyền con người, quyền công dân đã được
Hiến pháp năm 1946 ghi nhận và sau đó tiếp tục được củng cố, mở rộng trong các
Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và 2013.
Điều 3 Hiến pháp năm 2013 đã hiến
định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày
9-11-2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tiếp tục khẳng định:
“Hoàn thiện cơ bản các cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, bảo đảm và bảo
vệ quyền con người, quyền công dân. Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành
chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội”.
Do vậy, quyền con người luôn cần
phải được bảo vệ bằng chủ quyền quốc gia. Thực tiễn và cơ sở pháp lý đó không một
ai, không một thế lực nào có thể bác bỏ được./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét