CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Nhân đọc lá thư “Cu Tèo” gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump

(giữ trọn lời thề) - Cuối cùng, Tèo chả “xin” được gì cả, nên đành cố vớt vát, mách cho cụ “Trăm” mấy chiêu những mong cụ thương tình...

Ổn định chính trị - xã hội là cơ sở để chiến thắng "Diễn biến hòa bình"

(giữ trọn lời thề) - “Diễn biến hoà bình” đã và đang được các thế lực thù địch coi là chiến lược tối ưu để thủ tiêu chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới...

Đẩy mạnh học tập tư tương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với chống suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên

kllvobi.blogspot.com - Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống nhân ái...

Tư tưởng Hồ Chí Minh - giá trị không thể phủ nhận

(giữ trọn lời thề) - Tư tưởng Hồ Chí Minh - tài sản tinh thần quý báu của Đảng và dân tộc Việt Nam...

Đáng thương cho Nguyên Thạch: Phận chó cắn càn!

(giữ trọn lời thề) - Quê hương đích thực không cần những cá nhân vô đạo, ăn cháo đá bát, cõng rắn cắn gà nhà...

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2024

KBC - BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI CỦA THẠCH ĐẠT LANG


          Một trong những âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng xem đây là mũi nhọn đột phá hòng xoá bỏ thành quả cách mạng, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, hướng lái Việt Nam phát triển theo quỹ đạo tư bản Chủ nghĩa. Để thực hiện dã tâm, mưu đồ đen tối ấy, các thế lực thù địch thường xuyên đưa ra những lý lẽ, luận điệu sai trái, xuyên tạc, phủ nhận vai trò và hạ thấp uy tín của Đảng. Mới đây, các trang mạng phản động đã phát tán bài viết “Người cộng sản Việt Nam thiên tài” của Thạch Đạt Lang. Y lộng ngôn rằng: “Cộng sản Việt Nam mà thiên tài cái gì?” Họ không bao giờ muốn cho người dân có được cuộc sống hạnh phúc, bình yên… Đây là luận điệu sai trái, vô căn cứ, xuyên tạc hết sức nguy hiểm cần phải lên án và đấu tranh bác bỏ.

          Thực tế lịch sử đã chứng minh, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bước ngoặt quan trọng trong tiến trình lịch sử của cách mạng Việt Nam là ngày 03/02/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả tất yếu của sự kết hợp, chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam. Từ đây, cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài nhiều năm đã chấm dứt, mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam-thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, kinh tế tăng trưởng khá, văn hóa – xã hội có bước phát triển. Chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường. Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu. Dân chủ được phát huy và ngày càng mở rộng; đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Xây dựng Nhà nước pháp quyền và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đạt được nhiều kết quả. Cán bộ, đảng viên và Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo Đảng, quản lý của Nhà nước, tin tưởng vào công cuộc đổi mới và triển vọng đi lên của đất nước. Những thành tựu đó đã minh chứng sinh động khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

          Đảng và Nhà nước ta luôn kiên quyết, kiên trì, chủ động đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đảng ta cũng đã thẳng thắn chỉ ra, tham nhũng, lãng phí, là một trong những nguy cơ đe dọa đến tồn vong của chế độ, sự phát triển bền vững của đất nước, làm giảm sút niềm tin của nhân dân với Đảng. Quan điểm nhất quán của Đảng là kiên quyết kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Điều đó thể hiện rõ quyết tâm chính trị lớn lao, dù khó khăn, lâu dài nhưng vẫn không chùn bước trước “nạn giặc nội xâm”. Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” đã khẳng định, để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, vấn đề “gốc” phải làm từ cán bộ và công tác cán bộ. Gần đây nhất, lần đầu tiên 22 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng trong hoạt động thanh tra, kiểm toán được nhận diện trong Quy định 131. Tương tự như vậy, 28 hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong Quy định 132. Những quy định này là cần thiết và kịp thời nhằm răn đe, chấn chỉnh, ngăn chặn vi phạm từ sớm, từ xa và cũng là minh chứng khẳng định “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong thực hiện những quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

          Ở Việt Nam không có bóc lột, hành hạ, trấn áp người dân. Ở Việt Nam quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của công dân Việt Nam, được Hiến pháp, pháp luật Việt Nam quy định, bảo đảm và bảo vệ. Mọi người dân đều có quyền bày tỏ ý kiến, trong đó có những người có ý kiến khác, thậm chí trái chiều với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Những cá nhân bất đồng chính kiến được trao đổi, đối thoại trực tiếp về những vấn đề còn có quan điểm, nhận thức khác nhau để đi đến thống nhất. Trong đối thoại, trao đổi trực tiếp với các cá nhân bất đồng chính kiến, cấp ủy, chính quyền các cấp đã thực hiện trên tinh thần: cầu thị, khách quan, bình đẳng, dân chủ, cởi mở, tôn trọng sự khác biệt, biết lắng nghe, không định kiến với cá nhân, tạo tâm lý tích cực và xử lý những phản ánh, kiến nghị của nhân dân ngay từ cơ sở… Không có chuyện bắt giam, bỏ tù những người bất đồng chính kiến như luận điệu của Thạch Đạt Lang và một số hãng truyền thông phương Tây rêu rao. Những người bị bắt, truy tố, xét xử đều là những tội phạm hình sự, đã hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước, kích động lật đổ chính quyền, suy thoái, biến chất, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, bất mãn, “trở cờ”, đã quay lưng lại với Đảng, với dân tộc và nhân dân.

          Trước những luận điệu xuyên tạc của Thạch Đạt Lang và những kẻ cơ hội, phản động, vấn đề quan trọng hàng đầu là mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội cần nâng cao bản lĩnh, trí tuệ để nhận diện và vạch trần bản chất của các luận điệu ấy. Đồng thời, vận dụng sáng tạo các hình thức đấu tranh, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước trong tình hình mới./.

KBC - BÁC BỎ NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, PHỦ NHẬN THÀNH TỰU CỦA NỀN CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG VÀ KHẢ NĂNG BẢO VỆ TỔ QUỐC CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM


          Một trong những âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động là xuyên tạc chính sách của Nhà nước ta về ngân sách hoạt động quốc phòng, phủ nhận thành tựu của nền công nghiệp quốc phòng, hạ thấp vị trí, vai trò và khả năng bảo vệ tổ quốc của Quân đội nhân dân Việt Nam, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân. Mới đây trang Rfavietnam.org, Đài RFA đã tán phát bài “Việt Nam không đặt thêm đơn hàng lớn nào về vũ khí trong năm 2023”. Đây là luận điệu sai trái, xuyên tạc hết sức nguy hiểm cần phải lên án và bác bỏ, bởi vì:

          Nâng cao năng lực quốc phòng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình thực sự là đòi hỏi tất yếu khách quan của mỗi quốc gia, dân tộc. Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh vững mạnh về mọi mặt được Đảng ta xác định là “nhiệm vụ cơ bản, vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt, vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn Đảng, toàn dân, toàn quân”. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn là sự nghiệp sống còn của mỗi quốc gia. Việt Nam đã trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh tự vệ nên thấu hiểu sự tàn phá và hậu quả của chiến tranh. Vì vậy, Việt Nam luôn chủ trương chi ngân sách nhà nước cho quốc phòng ở mức hợp lý, xây dựng quân đội, xây dựng tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để tăng cường khả năng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc. Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xung kích ứng phó với nhiều thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là công tác cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai, ứng phó với đại dịch Covid-19; cử lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, bước đầu đạt nhiều thành tựu nổi bật, được cộng đồng quốc tế tôn vinh, ghi nhận.

          Tăng cường khả năng quốc phòng, đương nhiên không thể thiếu hiện đại hóa vũ khí, trang thiết bị quân sự. Tuy nhiên, Việt Nam luôn chủ trương chỉ tập trung hiện đại hóa vũ khí, trang bị quân sự để phục vụ mục đích bảo vệ Tổ quốc. Nền quốc phòng của Việt Nam là nền quốc phòng mang tính chất hòa bình và tự vệ. Tăng cường tiềm lực quốc phòng để bảo vệ Tổ quốc, cho nên, Việt Nam chủ trương tăng cường khả năng quốc phòng bằng nội lực trong điều kiện, khả năng của mình, không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống lại nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, thì trong hơn 10 năm gần đây, sức mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có sự thay đổi căn bản, đã hình thành khả năng triển khai quân sự để bảo vệ Tổ quốc. Đến nay, công nghiệp quốc phòng Việt Nam cơ bản bảo đảm tốt nhu cầu của lực lượng vũ trang, nhất là về vũ khí thông thường và một số loại vũ khí công nghệ cao.

          Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, toàn diện như hiện nay, đặc biệt hội nhập quốc tế về công nghiệp quốc phòng được xác định là một kênh không tách rời của quá trình hội nhập quốc tế, thì xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại là tất yếu khách quan, phù hợp với xu hướng phát triển công nghiệp quốc phòng thế giới. Để sẵn sàng đối phó thắng lợi với vũ khí công nghệ cao của địch nếu xảy ra chiến tranh trong tương lai, bên cạnh yếu tố chính trị, tinh thần, con người và các yếu tố khác cấu thành sức mạnh tổng hợp của quốc gia, việc làm chủ các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, tiên tiến, hiện đại là yêu cầu cấp thiết, khách quan. Chính vì vậy, ngay trong các nghị quyết chuyên đề của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng ở các giai đoạn trước đây cũng đã xác định chủ trương và nhiệm vụ phát triển tiềm lực khoa học – công nghệ của công nghiệp quốc phòng Việt Nam, phấn đấu thực hiện một số nhiệm vụ trọng điểm mang tính đột phá, mũi nhọn để tiếp cận và làm chủ được các ngành công nghệ mới liên quan tới chế tạo vũ khí. Tập trung đầu tư sản xuất thành công các chủng loại vũ khí, trang bị, khí tài hiện đại và chiến lược, trong đó có những chủng loại “Made in Việt Nam” đạt trình độ tiên tiến, hiện đại tương đương so với thế giới và khu vực để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội. Chúng ta cần ưu tiên ứng dụng hiệu quả các công nghệ nền tảng, các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, thực hiện “đi tắt, đón đầu” trong một số lĩnh vực công nghệ quân sự đặc thù để tạo chuyển biến bước ngoặt về năng lực thiết kế – chế tạo các sản phẩm có tính đột phá về tính năng chiến thuật – kỹ thuật. Ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến, lưỡng dụng, tiến tới làm chủ công nghệ nền, công nghệ lõi trong nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật có hàm lượng công nghệ cao.

          Phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng, ngày càng hiện đại. Công nghiệp quốc phòng là một bộ phận của công nghiệp quốc gia, vừa sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng quân sự, vừa tham gia sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng dân dụng. Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới vào nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản phẩm quốc phòng, đồng thời sản xuất các sản phẩm dân sinh cũng như đẩy mạnh phát triển, chuyển giao một số công nghệ cho công nghiệp dân sinh. Phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng sẽ khai thác tốt tiềm năng, phát huy tốt nội lực trong xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng để đáp ứng đồng thời các yêu cầu của quốc phòng – an ninh và yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua đó, giảm bớt sự phụ thuộc, đa dạng hóa việc tiếp cận công nghệ, nguồn lực trong quá trình thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Tăng cường chuyển giao công nghệ, liên doanh, liên kết, hợp tác cùng nghiên cứu phát triển mẫu vũ khí mới, hợp tác về đào tạo nhân lực, phát triển thị trường quốc tế và xây dựng thương hiệu, xuất khẩu sản phẩm quân sự, lưỡng dụng và sản phẩm kinh tế. Tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu trong phân công chuyên môn hóa sản xuất, trước hết là các sản phẩm kinh tế và lưỡng dụng. Như thế, vừa đáp ứng yêu cầu tăng cường khả năng quốc phòng để làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa góp phần phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ đời sống nhân dân.

          Như vậy, chúng ta có thể thấy chính sách quốc phòng nói chung và định hướng chi tiêu cho quốc phòng, hiện đại hóa trang bị của quân đội; thành tựu của nền công nghiệp quốc phòng và khả năng bảo vệ Tổ quốc của Quân đội nhân dân Việt Nam là hết sức rõ ràng và hiệu quả. Sự hiệu quả ấy là minh chứng xác đáng phản bác mọi luận điệu xuyên tạc, vu cáo, phủ nhận thành tựu của nền công nghiệp quốc phòng và khả năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của Quân đội nhân dân Việt Nam của các thế lực thù địch./.

KBC - THÀNH TỰU CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM LÀ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN


          Với đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, Nhà nước, phát huy thế và lực mới của đất nước, công tác đối ngoại của Việt Nam đã đạt được những kết quả toàn diện, quan trọng, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao vị thế, uy tín đất nước. Thế nhưng với mưu đồ xấu, đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc, các thế lực thù địch, phản động vẫn ra sức xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại. Bài viết: “Khi rõ ràng, sòng phẳng… sợ gì là chủ trương đối ngoại của chế độ” của Đăng Đình Mạnh đang được phát tán trên nhiều diễn đàn phản động là một ví dụ. Y cho rằng: “Thành tựu đối ngoại của chính quyền cộng sản là tự tán dương; Đảng Cộng sản không có công trạng gì (!)”. Đây là luận điệu phi lý, phiến diện, không phản ánh đúng kết quả công tác đối ngoại của Việt Nam, cần đấu tranh, bác bỏ kịp thời.

          Thực tế cho thấy, trong thời kỳ đổi mới Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng về đối ngoại, nổi bật là Nghị quyết số 34-NQ/TW ngày 09/01/2023 của Bộ Chính trị về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng. Cùng với đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng ban hành nhiều chỉ thị, đề án quan trọng khác về đối ngoại và các lĩnh vực khác liên quan đến đối ngoại như quốc phòng, an ninh, kinh tế… nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức và triển khai đồng bộ, hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng. Theo đó, Việt Nam đã từng bước tạo dựng và gia tăng mức độ đan xen lợi ích với các đối tác, nhất là các đối tác lớn, đối tác quan trọng đối với lợi ích an ninh và phát triển của mình. Thực hiện minh bạch hóa chính sách, quy trình hoạch định và triển khai chính sách, trong đó có việc định kỳ công bố Sách Trắng quốc phòng, Sách Xanh ngoại giao; đồng thời tham gia hầu hết các tổ chức quốc tế lớn và nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế.

          Thực tiễn cho thấy, sau gần 40 năm đổi mới đất nước, chiến lược sáng suốt, đúng đắn trong công tác đối ngoại đã góp phần quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng cố.

          Tính đến tháng 9/2023, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao chính thức với 193 quốc gia (bao gồm 190/193 nước thành viên Liên hợp quốc). Mạng lưới các mối quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện tiếp tục được củng cố, mở rộng Việt Nam hiện có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 7 cường quốc là: Trung Quốc (2008), Liên bang Nga (năm 2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ (9/2023), Nhật Bản (11/2023) và Australia (2024). Quan hệ với các nước từng bước đi vào chiều sâu, đan xen lợi ích được tăng cường. Nước ta đã thúc đẩy ký kết và thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)…

          Đảng Cộng sản Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia. Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 nước. Các tổ chức hữu nghị nhân dân có quan hệ với 1.200 tổ chức nhân dân và phi chính phủ nước ngoài. Việt Nam cũng là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng. Chúng ta được bạn bè quốc tế tin tưởng, tín nhiệm đề cử đăng cai, tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn và đảm nhiệm nhiều trọng trách quốc tế quan trọng. Bên cạnh đó, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc như: Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 – 2016, 2023 – 2025; Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO nhiệm kỳ 2013 – 2017; Hội đồng Kinh tế – Xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016 – 2018…

          Những thành tựu đã đạt được cũng như thực tiễn sinh động về hoạt động đối ngoại của Việt Nam là minh chứng rõ ràng nhất để bác bỏ các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại. Từ đó, củng cố sự tin cậy của các nước đối với Việt Nam; góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước./.

KBC - NHỮNG CÁI NHÌN LỆCH LẠC VỀ GIÁO DỤC VIỆT NAM

 

          Với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn dân, nền giáo dục Việt Nam đã có nhiều đổi mới, đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong xây dựng con người mới và sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước; được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Đi ngược với tinh thần đó, các phần tử cơ hội, phản động vẫn ra sức xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu giáo dục mà đất nước ta đã đạt được trong những năm qua. Trong bài viết “Tị nạn giáo dục” được phát tán trên nhiều diễn đàn phản động, với cái nhìn lệch lạc, Châu Nam Việt đã viện dẫn ý kiến của người nọ, người kia để đưa ra những luận điệu sai trái: “năng lực giáo dục trong nước đã tụt hậu, lạc hướng”, “du học nhưng thực ra là tị nạn giáo dục”, “sự thất bại của chính sách giáo dục trong hệ thống “độc quyền” dưới sự lãnh đạo tuyệt đối”… Mục đích của y không phải là đánh giá khách quan, không phải vì sự phát triển của giáo dục Việt Nam, mà thực chất là  phủ nhận thành tựu của giáo dục, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với giáo dục.

          Thứ nhất, du học không phải là tị nạn giáo dục.

          Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là vấn đề khách quan đối với mọi quốc gia, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hội nhập giáo dục là xu thế tất yếu khách quan, việc học sinh, sinh viên của Việt Nam đi du học nước ngoài là điều bình thường, du học là để học tập kiến thức, kỹ thuật, tiếp thu những tinh hoa văn minh của nhân loại để xây dựng đất nước. Điều này không phải do chất lượng giáo dục của Việt Nam thấp kém, tụt hậu. Thực tế cho thấy, đi du học ở nước ngoài không chỉ ở Việt Nam mới có, mà ngay cả những nước phát triển, có các trường đại học thuộc diện tốt nhất khu vực và nằm trong top các trường đại học hàng đầu trên thế giới vẫn có học sinh, sinh viên đi du học nước ngoài, thậm chí với số lượng còn lớn hơn Việt Nam. Năm 2021 – 2022, đi du học tại Mỹ: Việt Nam có 20.713, Hàn Quốc là 40.755, Canada 27.013, Nhật Bản 13.949…

          Mặt khác, không chỉ có học sinh, sinh viên Việt Nam đi du học nước ngoài, mà học sinh, sinh viên các nước khác cũng đến Việt Nam du học. Hàng năm có khoảng 4.000 đến 6.000 học sinh, sinh viên nước ngoài đến Việt Nam học tập, trong đó có cả những người đến từ các nước phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp. Mặc dù giáo dục của Việt Nam vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định, nhưng đó không phải là tất cả của nền giáo dục. Nếu có cái nhìn khách quan và không định kiến thì dễ dàng nhận thấy rằng, giáo dục Việt Nam những năm qua có nhiều gam màu tươi sáng góp phần xây dựng con người mới, phát triển đất nước và mở rông hợp tác quốc tế. Nên, việc vin vào một số hạn chế của hệ thống giáo dục Việt Nam để “than khóc” rằng, học sinh, sinh viên Việt Nam đi du học thực chất là “tị nạn giáo dục” chỉ là những luận điệu lệch lạc, sai trái.

          Thứ hai, những tiếng nói khách quan của các tổ chức, cá nhân trên thế giới về giáo dục Việt Nam.

          Với sự quan tâm, chăm lo, quyết tâm của Đảng, Nhà nước, của thầy cô giáo, gia đình và xã hội, giáo dục Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, không chỉ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân vui mừng phấn khởi, mà còn được các cá nhân, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Giáo sư, tiến sĩ Paul Glewwe, Trường Đại học Minesota (Hoa Kỳ), chuyên gia và nghiên cứu viên chính của dự án Nghiên cứu cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam nhận xét: Giáo dục Việt Nam đã có nhiều bước tiến, luôn thuộc nhóm những nước có kết quả tốt. Giáo sư, tiến sĩ Joan Dejaeghere Trường Đại học Minesota (Hoa Kỳ) đánh giá “Tôi nhận thấy một bước tiến quan trọng của giáo dục Việt Nam là chương trình mới thể hiện sự chuyển dịch theo hướng tiếp cận phát triển năng lực… Rõ ràng đây là nỗ lực rất lớn của Chính phủ nằm trong kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”.

          Bà Irina Bokova, Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đánh giá, “trong lần thứ ba đến Việt Nam, tôi thấy Việt Nam có nhiều thay đổi, nhất là sự phát triển tích cực về kinh tế cũng như chất lượng giáo dục, trong đó có thành tựu về đào tạo giáo viên và thúc đẩy sự công bằng, bình đẳng về giáo dục”. Cố vấn cao cấp của Viện đo lường giáo dục Cito– ông Nico Dieteren chia sẻ “Việt Nam đang đi đúng hướng phát triển của giáo dục thế giới”.

          The Economist – một tạp chí nổi tiếng của Anh đã viết, mặc dù GDP bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp nhưng con cái của các gia đình ở Việt Nam lại đang được hưởng “một trong những nền giáo dục tốt nhất thế giới”. Theo báo cáo Giáo dục thế giới năm 2020 của (UNESCO), Việt Nam là một trong những quốc gia có tiến bộ lớn nhất trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn cầu của Liên hợp quốc. Cùng với đó, năm 2021, Việt Nam lần thứ 5 trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), đã khẳng định vai trò, vị thế, uy tín và những đóng góp tích cực, hiệu quả của nước ta đối với UNESCO trên các lĩnh vực, trong đó có giáo dục.

          Từ thực tế sinh động của giáo dục Việt Nam và trên thế giới, cùng những nhận xét khách quan của các cá nhân, tổ chức quốc tế là minh chứng đanh thép bác bỏ mọi luận điệu sai trái, lệch lạc của Châu Nam Việt và đồng bọn về giáo dục của Việt Nam./.

KBC - VIỆT TÂN XUYÊN TẠC VỀ LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN

 


          Ngày 9/3/2024, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về vụ việc kho tạm giữ xe mô tô vi phạm hành chính của Công an huyện Tánh Linh (Bình Thuận) bị bốc cháy dữ dội, hậu quả hơn 200 xe mô tô là tang vật vi phạm hành chính cất giữ trong kho xe tang vật đã thiêu rụi. Qua đánh giá sơ bộ, vụ cháy gây thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng (chỉ tính riêng xe máy), chưa kể một loạt công trình phụ cận hư hại, ngoài ra đường dây điện truyền tải thông tin phía trên bị cháy. Theo báo dantri.com, nguyên nhân được cảnh sát xác định là một chiến sĩ nghĩa vụ công an đang làm nhiệm vụ tại Công an huyện Tánh Linh (Bình Thuận) ném điếu thuốc vừa hút xong đã gây ra vụ cháy 200 xe tang vật liên quan vi phạm giao thông.

          Lợi dụng sự việc đó, ngày 18/3/2024, trên trang Facebook Việt Tân đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Cháy 200 xe tang vật do Công an hút thuốc. Ai sẽ chịu trách nhiệm đền bù cho dân?” với nội dung như: “Trong khi đi tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy cho dân khắp nơi, mà công an làm việc kiểu này thì dân nào dám nghe công an nữa”; “Dân làm sai thì dân đi tù còn cán bộ làm sai thì cán bộ rút kinh nghiệm là không được đâu”… Đây là những luận điệu hết sức vô lý, nhằm mục đích xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp uy tín của lực lượng công an nhân dân.

          Thứ nhất, mặc dù nguyên nhân ban đầu gây ra vụ cháy xuất phát từ tàn thuốc lá của một chiến sĩ công an nhưng không thể vì vậy, mà Việt Tân có thể suy diễn, đánh đồng, phủ nhận niềm tin của nhân dân đối với lực lượng công an nhân dân trong công tác phòng cháy chữa cháy trong thời gian vừa qua. Cụ thể, trên Website Báo nhân dân điện tử đăng tải, 15/12/2022 đến ngày 15/10/2023, lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an các địa phương: xuất 10.756 lượt phương tiện và 67.472 lượt cán bộ, chiến sĩ tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ 2.493/3.930 vụ cháy, tai nạn, sự cố. Tổ chức hướng dẫn thoát nạn và trực tiếp cứu được 885 người; tìm kiếm được 782 thi thể nạn nhân trong các vụ cháy và sự cố, tai nạn; bảo vệ tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng và cứu được tài sản trị giá khoảng 270 tỷ đồng trong các vụ cháy. Đây chính là minh chứng để củng cố niềm tin yêu của người dân đối lực lượng Công an nhân dân.

          Thứ hai, về vấn đề trách nhiệm đền bù cho người dân. Việt Tân cho rằng “Chỉ dân làm sai thì dân phải đi tù còn cán bộ chỉ phải rút kinh nghiệm” là hoàn toàn không có căn cứ, nhằm kích động tâm lý của người dân. Thực tiễn cho thấy, sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo Công an huyện Tánh Linh thực hiện việc bồi thường dân sự cho người có phương tiện vi phạm bị cháy theo đúng quy định của pháp luật. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận cũng xem xét các yếu tố để xử lý theo thủ tục tố tụng và đang được thực hiện khẩn trương. Hệ thống pháp luật hiện hành cũng quy định rõ về trường hợp này, cụ thể tại khoản 5 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi bổ sung năm 2020; khoản 3 Điều 9 Nghị định số 138/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính thì: “Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ”.

Như vậy, rõ ràng hệ thống pháp luật đã có quy định rất cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vụ việc cũng đang trong quá trình điều tra làm rõ. Do vậy, việc Việt Tân đưa ra luận điệu trên là hoàn toàn vô căn cứ.

KBC - BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ CÔNG TÁC NHÂN SỰ CẤP CAO CỦA ĐẢNG NHÀ NƯỚC TA

 


          Gần đây, nhân sự kiện Quốc Hội miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng, các phần tử cơ hội chính trị đã phát tán nhiều bài viết với luận điệu xuyên tạc nhằm kích động dư luận hòng làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Trong bài viết phản ứng của người dân trước chuyện lãnh đạo mất ghế, chúng cho rằng: việc bầu Chủ tịch Nước của Quốc hội Việt Nam là không dân chủ, nên người dân “xa lánh” và cảm thấy“nhàm chán”. Song thực tiễn đã bác bỏ những luận điệu xảo trá, phản động đó.

          Điều 87, Hiến pháp 2013 của Việt Nam quy định: “Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội”. Thực thi Hiến pháp, ngày 2/3/2023, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 4, Quốc hội khóa XV đã nghe Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Tờ trình về việc bầu Chủ tịch Nước, nhiệm kỳ 2021-2026. Sau khi thảo luận tại đoàn, Quốc hội nghe Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận ở đoàn và kết quả phiếu xin ý kiến về nhân sự bầu chức vụ Chủ tịch Nước. Tiếp đó, Quốc hội thông qua danh sách bầu Chủ tịch Nước đối với đồng chí Võ Văn Thưởng và biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau đó, Tổng Thư ký Quốc hội trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc bầu Chủ tịch nước. Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước đối với đồng chí Võ Văn Thưởng với kết quả 487/488 đại biểu Quốc hội (98,38%) tán thành. Sự kiện đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước là hợp Hiến, được dư luận nhân dân đặc biệt quan tâm. Tuyệt đại đa số nhân dân đều hoan nghênh, đồng tình bởi đây là sự lựa chọn đúng đắn của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội trong việc giới thiệu và thay mặt nhân dân bỏ phiếu bầu người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Như vậy, việc bầu Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng là hợp Hiến và được toàn dân đồng tình, ủng hộ, không như luận điệu xuyên tạc của các thể lực thù địch.

          Các phần tử cơ hội chính trị còn rêu rao rằng, người dân đang “sung sướng…mở cờ trong bụng” khi “Chủ tịch Võ Văn Thưởng sẽ bị mất ghế”. Thực tiễn cho thấy, sáng 21/3, tại kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 6, Quốc hội Việt Nam đã tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín và thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Võ Văn Thưởng, thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng. Việc Chủ tịch Nước Võ Văn Thưởng xin từ chức và được Quốc hội bỏ phiếu đồng ý miễn nhiệm là sự kiện chính trị đáng chú ý, được toàn dân quan tâm. Tuy nhiên, đây là điều bình thường vì trên thế giới, không ít lãnh đạo các quốc gia đã từ chức. Hơn nữa, toàn dân Việt Nam hiện nay đã thấu hiểu và tuyệt đối đồng thuận với quan điểm của Đảng: Công tác cán bộ không phải là cố định, bất biến, đợi đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, đến tuổi nghỉ hưu, mà đã có tính “động” và “mở”. Việc “có lên, có xuống, có vào, có ra” dần trở thành bình thường. Từ nhiều nhiệm kỳ qua, vấn đề miễn nhiệm, từ chức đã được đặt ra trong các nghị quyết, quy định của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và được luật hóa trong hệ thống pháp luật nhà nước. Việc miễn nhiệm, hoặc cho từ chức đối với người đứng đầu không phải khi nào cũng là do cá nhân người đó có sai phạm, mà có thể chịu trách nhiệm là người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị, lĩnh vực mình quản lý, phụ trách, hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng. Vì vậy, việc từ chức của cán bộ là việc rất bình thường, thể hiện trách nhiệm chính trị của bản thân đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân; mục tiêu của việc miễn nhiệm cán bộ, vừa đáp ứng nguyện vọng của cá nhân, vừa góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, quản lý, sử dụng cán bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và đảm bảo đúng quy định, là một phần văn hóa trong công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước.

          Như vậy, nhân dân ta không “sung sướng…mở cờ trong bụng” khi “Chủ tịch Võ Văn Thưởng bị mất ghế” mà đang rất buồn, song vẫn rất vững tin và ủng hộ Đảng trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực và luôn cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc của những kẻ cơ hội chính trị, đó là thành trì vững chắc để chúng ta xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

KBC - KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN VAI TRÒ CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VIỆT NAM

 

 

          Gần đây, trên nhiều diễn đàn phản động phát tán bài viết: “Khi dân chủ hoá trở thành một lựa chọn của thực tế” của Viễn Dương, bài viết cho rằng: “Đảng Cộng sản thất bại hoàn toàn trong lý luận thực tiễn”… viện dẫn hết sức phiến diện, bôi đen thực tiễn sống động nhiều thành tựu phát triển của đất nước hiện nay khi cho rằng “mù quáng tin vào một niềm tin rằng chế độ cộng sản sẽ tồn tại”,… từ những quy chụp này, chúng truyền bá tư tưởng chính trị đối lập nhằm lồng ghép vào đó các quan điểm sai trái, xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đất nước. Đây là luận điệu phi lý, phiến diện, thiếu khách quan cần đấu tranh, bác bỏ.

          Thứ nhất, sự lãnh đạo của Đảng luôn là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Từ khi thành lập đến nay, suốt hơn 94 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để đạt được những thành quả cách mạng to lớn. Đó là giành lại độc lập dân tộc, kết thúc gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp, thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong gần 40 năm đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn “có ý nghĩa lịch sử”. Thực tế đã cho thấy, Việt Nam từ một đất nước nghèo nàn, có cơ sở vật chất – kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội lạc hậu, trình độ thấp, đến nay, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình; mọi mặt đời sống của nhân dân được cải thiện. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có bước đột phá; khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố. Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng-an ninh, độc lập, chủ quyền được giữ vững. Vị thế và uy tín của đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Đây là một sự thật lịch sử đã được nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới ghi nhận và nhân dân Việt Nam tôn vinh, hoàn toàn không giống như những luận điệu vu cáo của các thế lực thù địch: “Đảng Cộng sản thất bại hoàn toàn trong lý luận thực tiễn”. Những thành tựu đó cũng ngày càng khẳng định vai trò to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Tại lễ Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/2020) Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

          Thứ hai, Đảng luôn có thái độ khách quan, công tâm khi nhìn nhận những khuyết điểm, thiếu sót trong quá trình lãnh đạo đất nước. Nhìn nhận lại những chủ trương của Đảng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời gian qua, có thể nhận thấy tinh thần nghiêm túc trong tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, chỉnh đốn, giữ vững bản chất cách mạng, làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và của toàn dân tộc. Do đó, cần có thái độ khách quan, công tâm khi xem xét những sai lầm, khuyết điểm của Đảng. Cần tránh cả hai xu hướng xem nhẹ, bỏ qua những khiếm khuyết hoặc tuyệt đối hóa, thổi phồng những khuyết điểm bởi cả hai xu hướng này hoặc là dẫn đến thái độ chủ quan, lơ là; hoặc dẫn đến thái độ cực đoan, bất mãn. Sai lầm, khuyết điểm của Đảng, nhất là của một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong thời gian qua là một bài học đắt giá cho công tác xây dựng Đảng, nhưng không vì thế mà đánh đồng với đóng góp của biết bao thế hệ đảng viên với sự nghiệp cách mạng của đất nước.

          Thứ ba, tính hợp hiến, hợp pháp, hợp lòng dân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều 4 của Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đây là sự kế thừa các bản Hiến pháp trước đó như. Hiến pháp năm 1980, năm 1992 đồng thời thể hiện ý chí, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân. Do đó, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn hợp hiến và hợp pháp. Hơn nữa, chính nhân dân Việt Nam đã tin tưởng lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất sự nghiệp cách mạng trong suốt thời gian qua. Mối quan hệ của Đảng với Nhân dân là mối quan hệ máu thịt bởi Đảng vì Nhân dân là phấn đấu, tôi luyện, trưởng thành, lấy hạnh phúc cho Nhân dân là mục tiêu phấn đấu; ngược lại, Nhân dân cũng luôn vững tin theo Đảng, cùng chung tay giúp sức xây dựng và chỉnh đốn Đảng, sát cánh bên Đảng để vượt qua những khó khăn.

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, luận điệu phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam của các thế lực thù địch là hoàn toàn trái với nguyện vọng, sự lựa chọn đúng đắn của nhân dân Việt Nam. Mọi công dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác, không mắc mưu kẻ địch phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và trên xã hội./.

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2024

KBS - THỂ CHẾ HÓA CÁC QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TA VỀ CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ TỔ QUỐC


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Luật Phòng không nhân dân là luật hoàn toàn mới để thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng ta về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, được thông qua bằng Nghị quyết số 44 tại Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) năm 2023.

Sáng 1/4, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp chuyên đề pháp luật để cho ý kiến về một số nội dung quan trọng trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tới đây.

🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trong 2 ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến đối với 2 nhóm vấn đề.

Thứ nhất là các dự án luật dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 để xem xét lần đầu. Trong nhóm này có 4 dự án luật sửa đổi và bổ sung là: Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi).

Bên cạnh đó, lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến hồ sơ dự án Luật Phòng không nhân dân.

“Đây là luật hoàn toàn mới để thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng ta về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, được thông qua bằng Nghị quyết 44 năm 2023 tại Hội nghị Trung ương 8”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Theo Chủ tịch Quốc hội, các dự án luật này nhìn chung đều phải trải qua quy trình trình xem xét, thông qua tại 2 kỳ họp.

Tuy nhiên, đối với dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), Nghị quyết 41 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 có kết luận: trường hợp dự án luật này được chuẩn bị có chất lượng tốt, quá trình thảo luận tại Quốc hội có sự đồng thuận cao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024 theo quy trình tại 1 kỳ họp.

“Dự án luật này, Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị nếu chúng ta chuẩn bị tốt, có sự đồng thuận cao thì có thể thông qua ngay tại Kỳ họp thứ 7”, Chủ tịch Quốc hội cho hay.

🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳

Nhóm vấn đề thứ 2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vị trí việc làm đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương, cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, bắt đầu từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương, và nội hàm cơ bản nhất của cải cách chính sách tiền lương lần này đó là trả lương theo vị trí việc làm, chức vụ, chức danh của cán bộ lãnh đạo. Theo đó, để tiến hành xây dựng được hệ thống thang bảng lương thì việc đầu tiên là phải xây dựng được vị trí việc làm.

Trong phân công của Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành nghị quyết này làm căn cứ xây dựng thang bảng lương. Phạm vi là áp dụng cho đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương, cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, sau phiên họp chuyên đề pháp luật lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp tiếp để cho ý kiến một số dự án luật, dự thảo nghị quyết khác trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.

Do đó, đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội tăng cường phối hợp các cơ quan của Chính phủ và các cơ quan trình sớm có tài liệu để tổ chức họp, cho ý kiến.

Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)./.

 

 

VVH-KBS

KBS - PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ CỦA ĐẢNG


Mới đây, trên nhiều trang mạng phản động, Nguyễn Huyền đã đăng bài viết “Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng và những lỗ hổng” với nội dung xuyên tạc nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng. Tác giả đã suy diễn rằng, có nhiều “lỗ hổng” trong thực hiện nguyên tắc này trên thực tế như: “cá nhân người đứng đầu hoặc nhóm thiểu số quyền lực lấn át tập thể”, rằng việc thảo luận, biểu quyết trong Đảng chỉ là “theo ý định có sẵn” và “những ý kiến thuộc về thiểu số sẽ bị loại bỏ hoặc ngăn chặn” … Đây là những lập luận phi khoa học, phi thực tiễn, mang ý đồ chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam. Cần thấy rằng:

Thứ nhất, nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc rường cột để xây dựng Đảng thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi người, vừa tạo nên sức mạnh tổng hợp của tổ chức. Nguyên tắc đó quy định cơ cấu, hình thức tổ chức của Đảng, phương thức, chế độ thiết lập các cơ quan lãnh đạo của Đảng, xác lập các quy tắc giải quyết các mối quan hệ trong nội bộ Đảng. Nguyên tắc này chi phối các nguyên tắc khác, làm cho Đảng được xây dựng thành một đội ngũ có kỷ luật chặt chẽ, có sức chiến đấu cao. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ vừa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, trách nhiệm cao của mỗi cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng, vừa tập trung được trí tuệ và sức mạnh vật chất của toàn Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người. Sức mạnh của Đảng là sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Sự thống nhất giữ nguyên, có thể vững chắc và biến thành hiện thực khi được bảo đảm bằng sự thống nhất về mặt tổ chức thông qua thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Tập trung dân chủ là cơ sở của kỷ luật đảng, bảo đảm cho Đảng thực sự là một chỉnh thể có tổ chức chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất từ Trung ương tới cơ sở.

Thứ hai, thực tiễn 94 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức thống nhất ý chí và hành động, không gì chia rẽ được. Đảng không dung thứ cho sự tồn tại của các phe nhóm, bè phái, “lợi ích nhóm”. Đảng lấy tự phê bình và phê bình là nguyên tắc sinh hoạt đảng, là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. Những vi phạm của một số cán bộ, đảng viên có chức, có quyền vừa qua chỉ là hiện tượng, không phải bản chất, đó chỉ là những con sâu, mọt bị tha hóa, đã được Đảng sử dụng quyền lực tập trung dân chủ xử lý nghiêm minh, thích đáng, có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh cán bộ, đảng viên, góp phần giữ vững niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Bên cạnh đó, trong nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số là quy định bắt buộc, một trong những nội dung cốt lõi, đặc trưng của tập trung trong Đảng, thể hiện ý chí, sức mạnh tập thể, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định: “Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương”. Đồng thời, trong nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ đã quy định chế độ bảo lưu ý kiến thuộc về thiểu số. Do đó, không thể nói nguyên tắc tập trung dân chủ làm triệt tiêu cái mới, cái sáng tạo. Trên thực tế, nhiều ý kiến thuộc về thiểu số được bảo lưu, bảo đảm quyền của đảng viên.

Thực tiễn quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam và thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng ta là minh chứng hùng hồn bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc vô căn cứ của Nguyễn Huyền./.

 

KVĐ-KBS

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2024

KBC - "TỒI VÀ RẤT HÔI TANH"

 

 

Một đời ăn cơm Đảng

Chiến tranh trốn bênTây

Học dăm ba cái chữ

Giờ chửi bới trên phây

Già ko là cái tội

Tội già học vẫn ngu

Tưởng thánh thơ 5 chữ

Chả hóa trò ruồi bu

Thơ văn hay ắt phải

Phục vụ cho dân sinh

Nghệ thuật vị nghệ thuật

Con nít giờ nó khinh

Hay ho gì phản bội

Ông bất mãn kệ ông

Nhục cháu con hậu bối

Thờ ông mà đắng lòng

Sống làm người tử tế

Chết thì bón cho cây

Đừng làm trò ô uế

Con cháu sao mở mày?

Tôi dân thường học ít

Thơ 5 chữ- phẩy tay

Làm thơ tâm phải sáng

Hằn học thơ mất hay.

Sưu tầm

KBS - TĂNG CƯỜNG ĐẤU TRANH VỚI CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN CỦA VIỆT NAM

 


Đường lối quốc phòng toàn dân (QPTD) là sự nhận thức nhất quán của Đảng ta nhằm xây dựng nền QPTD vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, thời gian gần đây các phần tử cơ hội chính trị và các thế lực thù địch tung ra những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD một cách lạc lõng:

Mục đích xuyên suốt của các thế lực thù địch là xuyên tạc, phủ nhận bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc; phủ nhận tính chất “tự vệ chân chính” trong đường lối QPTD của Đảng ta; hướng lái Việt Nam theo quỹ đạo của chính sách quốc phòng tư sản.

Những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD trước hết xuất phát từ các thế lực thù địch, phản động nước ngoài. Chúng vừa trực tiếp tấn công, xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD bằng các cơ quan, tổ chức của mình, vừa gián tiếp nuôi dưỡng, ủng hộ, bảo kê các tổ chức, cá nhân phản động ở trong và ngoài nước. Thứ hai là các tổ chức, cá nhân phản động người Việt Nam ở nước ngoài. Chúng vừa tập hợp lực lượng, sử dụng chiêu bài tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD; vừa móc nối, kích động các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị trong nước cản trở, phá hoại các dự án kinh tế kết hợp quốc phòng. Thứ ba là đối tượng cơ hội, bất mãn chính trị ở trong nước với bản chất “gió chiều nào xoay chiều ấy”, khi cách mạng gặp khó khăn, thử thách, họ quay sang chống Đảng và xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD.

Nội dung các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD thể hiện ở nhiều khía cạnh, màu sắc, tính chất, mức độ khác nhau. Chúng cắt cúp nhận định về xu thế trong quan hệ quốc tế theo Văn kiện Đại hội XIII: “Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn” là không phù hợp, cho nên không cần khẳng định vị trí của QPTD nữa. Chúng coi chủ trương xây dựng nền QPTD của Việt Nam là “đe dọa hòa bình các nước trong khu vực”. Ở thái cực khác, chúng “khuyên” Việt Nam từ bỏ “4 không” trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam. Chúng phủ nhận nền QPTD ở nước ta “không phải vì dân, của dân và do toàn thể nhân dân tiến hành”, “không đếm xỉa đến lợi ích chung của dân tộc”, mà “vì lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Nguy hiểm hơn, chúng phủ nhận sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng và sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng nền QPTD, tức là phủ nhận tính chính danh, chính pháp của hoạt động trọng yếu này.

Phương thức, thủ đoạn của các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD luôn được thể hiện tinh vi, thâm hiểm với nhiều chiêu thức. Chúng vừa vu khống, bóp méo, cắt xén sự thật và nhận thức về đường lối QPTD; vừa so sánh, đối lập cực đoan giữa đường lối QPTD của Việt Nam với các nước khác theo chiều hướng khen, chê khác nhau, nhưng tất cả đều đi đến mục đích xuyên tạc, phủ nhận bản chất đường lối đó. Về phương tiện, rất nhiều nhóm, tổ chức, diễn đàn khác ở nước ngoài triệt để lợi dụng các phương tiện thông tin hiện đại, internet và hệ thống mạng xã hội để chống phá.

Các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD đã để lại những hậu quả khôn lường. Đó là sự lệch lạc, suy giảm nhận thức, phai nhạt niềm tin chính trị và lung lạc ý chí của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân vào sự nghiệp cách mạng; ảnh hưởng tiêu cực đến nhiệm vụ xây dựng tiềm lực quốc phòng, lực lượng quốc phòng và thế trận QPTD. Không những vậy, sự xuyên tạc đó còn làm rạn nứt sự thống nhất, đồng thuận trong Đảng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, nhận diện, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD là nhiệm vụ cấp bách trong tình hình hiện nay./.

 

 

VVH-KBS

H8 - XIN ĐỪNG VÔ ƠN

 

Tôi chẳng thích Mỹ, đất nước của những người nô lệ gồng mình để chi trả cho sự hào nhoáng bên ngoài.

Tôi chẳng thích Thái Lan, đất nước chẳng hề bị tàn phá bởi nước ngoài mà luôn bạo loạn nước trong.

Tôi chẳng thích Nhật, nó chẳng khác gì Mỹ, những người nô lệ gồng mình cho cái triết lý tinh thần hay năng suất phù phiếm.

Tôi thích Việt Nam. Nơi tôi chẳng lo ra đường gặp súng ống đạn dược. Trẻ em đến trường và người nông dân đi cấy, cuộc sống thanh bình chứ không phải con roboot.

Người ta chê năng suất lao động 1 người chúng tôi bằng 1/10 hay 1/20 các nước khác, nhưng tôi lại thấy chúng tôi nhàn hơn 10 đến 20 lần những công dân nước khác.

Người ta chê thu nhập đầu người chúng tôi bằng 1/10 hay 1/20 các nước khác, nhưng tôi lại thấy chúng tôi vẫn dư dả nếu biết chi tiêu còn họ thì mãi nợ ngập đầu, vì chẳng ai biết vật giá chúng tôi là siêu rẻ.

Người ta sính ngoại chê bộ máy ta yếu kém nhưng sao tôi lại thấy nước ta quá đỗi yên bình. Nước ngoài bạo động liên miên, người dân phải ăn bomb đạn thay cơm.

Kẻ tiêu cực thì dù đưa đến Tây Phương Cực Lạc thì cũng chê bai đài sen Phật ngồi là xấu xí. Người tích cực có thấy bãi phân vẫn nghĩ sẽ được gặp một chú ngựa con. Hướng đi đâu trong khi Thiên Đường ngay trước mặt. Ở Việt Nam không thích cứ mời đi không cần giải thích.

Tôi vẫn nhớ những năm 199x, cả làng chỉ có một chiếc điện thoại bàn.
Tôi vẫn nhớ những năm 199x, đến nhà hàng xóm mọi người thường liếc nhìn xem họ ăn món gì.

Còn hôm nay thì sao?
Gần 80 năm xây dựng lại từ đống tro tàn. Ai làm được hơn xin giơ tay cho mọi người cùng biết.
Tôi nể họ và tôi không muốn vô ơn.
Xin hãy ngừng vô ơn! N.T.P- H8