Các âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước ta biểu hiện ở một số lĩnh vực như:
Về chính trị: Họ
đòi xét lại lịch sử, cho chủ nghĩa Mác-Lênin là lỗi thời, không phù hợp với tiến
trình phát triển của dân tộc và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là xa vời, thiếu
thực tiễn vì hệ thống các nước CNXH đã xụp đổ và chỉ còn lại vài nước đi theo
con đường này.
Về kinh tế: Yêu
cầu phát triển kinh tế thị trường, tự do cạnh tranh theo mô hình tư bản phương
Tây, xóa bỏ sở hữu toàn dân về đất đai, tài nguyên thiên nhiên mà thay vào đó
là tư hữu hóa các nguồn tài nguyên quốc gia này.
Về văn hóa-xã hội: Ca
ngợi lối sống vị kỷ, chủ nghĩa tiêu dùng của giới trẻ các nước công nghiệp mà
xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Họ lợi dụng một số mặt còn
tiêu cực trong đời sống xã hội của người Việt cùng với sự tha hóa của một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên rồi nâng quan điểm xem đó là bộ mặt xã hội Việt Nam
đầy mảng tối dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Những luận điệu thổi phồng,
phiến diện này rất dễ làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng và chế độ.
Về An ninh-Quốc
phòng: Họ cố tình hạ thấp vai trò của lực lượng vũ trang trong nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh quốc gia. Luận điệu của họ là đòi phi chính
trị hóa quân đội, quân đội chỉ trung thành với Tổ quốc và không chịu sự lãnh đạo
của bất kỳ đảng phái nào.
Các phương thức
chống phá của các thế lực xấu rất tinh vi. Đa số họ đều được đào tạo và có kỹ
năng tuyên truyền cùng với phương tiện hiện đại. Phương thức chống phá thường ẩn
dưới các hình thức phổ biến trong sinh hoạt xã hội ngày nay như thư ngỏ, thư kiến
nghị, sách, hồi ký, các ý kiến đóng góp, thảo luận trên các mạng xã hội. Đáng
lo ngại và thâm hiểm nhất là họ dùng chiêu bài “lập lờ đánh lận con đen”. Dựa
trên một số sự kiện, con người tiêu cực trong nước họ “góp ý, phản ánh” nhưng
chỉ nói một phần sự thật và một góc độ hẹp rồi qua đó thổi phồng lên những sai
lầm, khuyết điểm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Vì động cơ chống
phá Đảng, Nhà nước mà một số đối tượng cơ hội chính trị, bất mãn, thù địch luôn
tìm mọi thủ đoạn, “đánh tráo khái niệm” nhằm vu cáo, đổ lỗi cho chế độ của Việt
Nam. Và lần này, sau hàng loạt sai phạm của một số cán bộ ngành y tế bị cơ quan
chức năng điều tra, xử lý, các đối tượng này tiếp tục quay sang công kích chế độ.
Gần đây liên tiếp
có một số cán bộ ngành y tế bị cơ quan chức năng khởi tố để điều tra, xử lý do
những sai phạm trong thực hiện công vụ. Điển hình nhất là các vụ việc liên quan
đến ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế; ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc
Bệnh viện Bạch Mai, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội; ông Nguyễn Minh Quân,
Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh); trước đó là vụ án của ông Nguyễn
Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội và Nguyễn Quốc Anh,
nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã bị đưa ra xét xử. Trong những vụ việc
này, nhiều cán bộ liên quan cũng bị khởi tố để điều tra hoặc đã phải vào tù.
Sai phạm của họ
do liên quan đến mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh; cấp số
đăng ký lưu hành nhiều tân dược giả... Đại đa số dư luận rất đau xót nhưng đều
rất đồng tình với việc cần phải xử lý nghiêm minh, kiên quyết những sai phạm.
Việc xử lý này cũng thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong chống tham
nhũng, tiêu cực là “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không chịu sức ép của
bất kỳ cá nhân nào”.
Dù sai phạm của
các cán bộ y tế này là rõ ràng và nguyên nhân hoàn toàn do họ cố tình làm sai,
gây bất bình xã hội, nhưng thật nực cười khi một số cá nhân lại sử dụng mạng xã
hội để viết bài công kích, vu cáo thể chế chính trị, lên án chế độ của Việt
Nam, hoặc lợi dụng đài, báo nước ngoài thiếu thân thiện với đất nước mà điển
hình là VOA tiếng Việt để phát biểu bừa bãi. Họ đổ lỗi rằng, sở dĩ các cán bộ
trên tham nhũng, sai phạm, phải tù tội "do lỗi của chế độ"; rằng chế
độ ta "sinh ra tham nhũng, lỗi hệ thống tạo ra chứ không phải do biện pháp
thực hiện"; "Đảng Cộng sản Việt Nam không những là nguyên nhân sinh
ra tham nhũng mà còn không thể đấu tranh chống tham nhũng thành công"...
Điển hình là những
trang Facebook của các đối tượng như: Dương Quốc Chính, Phạm Minh Vũ, Trân
Văn... Trên Facebook, Dương Quốc Chính tán phát bài viết: “Ai cho quan làm người
lương thiện” với một cách lý giải kiểu đổi trắng thay đen. Facebook của Phạm
Minh Vũ tán phát bài viết: “Cái kết của một người có tài đi theo Đảng”, xóa
nhòa ranh giới giữa công và tội. Trên VOA tiếng Việt, bài viết: “Từ vụ Nguyễn
Quang Tuấn: Thể chế chuyên biến giả thành thật và ngược lại!” của Trân Văn ra sức
công kích chế độ. Đây là những giọng điệu không xa lạ gì trong thời gian qua,
vì nó được nuôi dưỡng bởi tiền của các thế lực phản động từ nước ngoài chuyên
chống phá đất nước. Vì thế, họ sẵn sàng dựng chuyện bằng bất cứ lý do gì.
Một số nhóm đối
tượng đổ lỗi, vu cáo cho thể chế hay đổ lỗi cho chế độ là chiêu bài quen thuộc chuyên
chống phá Đảng, Nhà nước ta. Tuy nhiên, chúng đã nhầm, hoặc do cố tình “đánh lận
con đen” khi quy chụp rằng, chế độ mà chúng ta đang xây dựng đã sinh ra tham
nhũng.
Thực tiễn cho
thấy, từ cổ đại đến hiện đại, tất cả học giả kinh tế hay chính trị đều thống nhất
một quan điểm: Tham nhũng là hiện tượng xã hội, tồn tại tất yếu, khách quan
trong xã hội có nhà nước (có giai cấp). Tham nhũng tồn tại ở mọi quốc gia, hiện
diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, không phụ thuộc vào chế độ chính trị
“đa đảng” hay “một đảng” và cũng không phụ thuộc vào trình độ phát triển. Hiểu
một cách cơ bản thì tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực
trong xã hội có giai cấp, có nhà nước. Thời đại nào, chế độ nào, quốc gia nào
cũng có, không thể xóa tận gốc nó trong một thời gian ngắn. Để phòng, chống
tham nhũng, mọi quốc gia đều phải sử dụng các công cụ, biện pháp trong quản trị
nhà nước nhằm triệt tiêu nó. Bởi thế, đổ lỗi cho chế độ ta mới sinh ra tham
nhũng là rất thiếu hiểu biết, hoặc đó là cách ngụy biện.
Nếu phải trả lời
trước câu hỏi: Chúng ta có tiếc khi xử lý cán bộ có vi phạm đó hay không? Câu
trả lời là: Rất tiếc! Vì họ là đảng viên, là đội ngũ tinh hoa của đất nước.
Nhưng nếu hỏi rằng: Có cần thiết phải xử lý họ không? Câu trả lời là: Rất cần
thiết. Pháp luật là công bằng.
Thượng tôn pháp
luật là lẽ sinh tồn của quốc gia. Luật pháp Việt Nam không cho phép bất cứ cá
nhân, tổ chức nào làm phương hại đến lợi ích của nhân dân, của đất nước. Không
ai được phép đứng trên pháp luật, đứng ngoài Hiến pháp. Những con số cán bộ, đảng
viên bị xử lý kỷ luật cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đã nghiêm túc thực thi
pháp luật, nhất quán giữa nói và làm. Riêng nhiệm kỳ XII, hơn 87.000 đảng viên
bị thi hành kỷ luật, trong đó 113 đảng viên là cán bộ diện Trung ương quản lý.
Từ đầu nhiệm kỳ
XIII đến nay, nhiều đảng viên là cán bộ cấp cao vi phạm tiếp tục bị xử lý,
không có ngoại lệ. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền
nhưng Đảng luôn đặt mình trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng lãnh đạo
Nhà nước và xã hội nhưng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, chịu
sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về mọi quyết định của
mình.
Việc xử lý cán
bộ, đảng viên vi phạm chính là bảo vệ hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước,
bảo vệ tài sản, các lợi ích hợp pháp của Nhà nước và nhân dân, để giữ vững ổn định
và phát triển của toàn xã hội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh:
Việc xử lý nghiêm nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao sai phạm là điều không ai
mong muốn, thậm chí rất đau xót, rất đau lòng, nhưng vì sự nghiệp chung, vì sự
nghiêm minh kỷ luật của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch,
vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của nhân dân, chúng ta phải
làm và kiên quyết làm.
Chúng ta đang
trong quá trình hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng một
xã hội mà công và tội phân minh. Có công thì thưởng, có tội thì phạt. Những cống
hiến của các cán bộ này luôn được Đảng, Nhà nước ghi nhận, bằng cách bổ nhiệm họ
vào các chức vụ quản lý quan trọng; phong, thăng những chức danh về học hàm, học
vị; ưu đãi các chế độ, chính sách...
Vậy thì khi có
tội, họ phải chấp nhận hình phạt cũng là bình thường. Sai phạm của họ là do
chính cá nhân họ cố tình gây nên, đã không vượt qua được sự cám dỗ của vật chất,
đã lợi dụng chức vụ, quyền lực được giao để trục lợi. Nó chính là do sự thoái
hóa biến chất của con người. Nó diễn ra ngay ở trong chính bản thân mỗi con người./.
NTP-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét