Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Trong
những năm qua, đại đa số chức sắc, chức việc, tín đồ phấn khởi, tin tưởng trước
những thành tựu đổi mới của đất nước; tín đồ các tôn giáo đã phát huy truyền
thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào
có tín ngưỡng, tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo, hăng hái tham gia các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và củng cố quốc phòng, đảm
bảo an ninh trật tự, góp phần làm nên những thành tựu to lớn trong công cuộc
đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.
Tuy nhiên hiện nay, các thế lực thù địch vẫn cố tình
xuyên tạc vấn đề dân tộc, tôn giáo ở nước ta. Họ dựng lên rằng, Đảng và Nhà
nước ta thực hiện chính sách “độc tài cai trị”, “đàn áp tôn giáo”, “đàn áp dân
tộc”… Họ đưa ra chiêu bài đòi “tự do tôn giáo”, đòi “quyền tự trị cho từng dân
tộc”; kích động thành lập cái gọi là “Vương quốc Mông tự trị” ở Tây Bắc; “Nhà
nước Đề Ga độc lập” ở Tây Nguyên với “Tin lành Đề ga” làm quốc đạo… hòng kích
động, chia rẽ các tôn giáo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc của ta. Cụ
thể: ngày 27/9/2022, trên trang blog VOA Tiếng Việt, đối tượng Trần Văn tán
phát bài “Tất cả đều từ đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội”; trên trang
Facebook Việt Tân, đối tượng Hạnh Thi tán phát bài “Chúng tôi sẽ tự tìm đường
tụ tập riêng cho mình”, nội dung xuyên tạc chính sách tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của Đảng, Nhà nước ta; vu cáo chính quyền Việt Nam “can thiệp vào nội bộ
tôn giáo”; bôi nhọ, nói xấu Đảng, nói xấu chế độ; kích động gây chia rẽ giữa
các tôn giáo; kêu gọi tín đồ trong nước đấu tranh đòi “tự do tôn giáo”
Trước hết phải khẳng định rằng đây là những luận điệu
xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo. Các thế
lực thù địch đã và đang ra sức lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm kích động tín đồ,
nhân dân tham gia các hoạt động gây rối, biểu tình và coi đó như “ngòi nổ” để
mở đường thúc đẩy hoạt động phá hoại trên các lĩnh vực khác.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến các hoạt
động tôn giáo và ban hành những chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các
tôn giáo hoạt động đúng tôn chỉ mục đích và Hiến pháp, pháp luật. Quan điểm
nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo
đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của
người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín
ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Những quan
điểm nhất quán này đã được ghi nhận trong Hiến pháp, kể từ Hiến pháp năm 1946
đến Hiến pháp 2013.
Từ những chủ trương nhất quán này, Nhà nước Việt Nam
đã ban hành nhiều chính sách nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của
người dân. Tất cả những quyền của người dân về tôn giáo đều được Nhà nước Việt
Nam quy định rõ từ việc quản đạo, hành đạo, truyền đạo… Nơi thờ tự của các tôn
giáo được luật pháp Việt Nam bảo vệ. Tất nhiên, pháp luật Việt Nam cũng quy
định việc thành lập tổ chức tôn giáo phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cho phép; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải đúng quy định của pháp luật, phù
hợp với đạo đức, văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Cũng như tất cả các
quốc gia trên thế giới, Nhà nước Việt Nam thực hiện quyền quản lý xã hội của
mình trên lãnh thổ Việt Nam ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó
có lĩnh vực tôn giáo. Để quản lý Nhà nước về tôn giáo thật sự có hiệu quả, phát
huy tác dụng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo, sinh hoạt
tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, đương nhiên Nhà nước Việt Nam phải áp dụng
các biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm các quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của công dân và đặc biệt là các hành động lợi dụng tôn giáo vì các mục
đích khác nhau trái với Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, đi ngược lại lợi ích
của nhân dân, dân tộc./.
LMH-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét