Trong thời
gian ngần đây các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động tung tin chống phá, trực tiếp hoặc qua các
phương tiện truyền thông, như đài nước ngoài bằng tiếng Việt (VOA, RFA (Mỹ),
BBC (Anh), RFI (Pháp), các trang mạng của tổ chức khủng bố (Việt Tân, “Nhật ký
yêu nước”), hay rất nhiều các tài khoản nhóm và cá nhân trên mạng xã hội
Facebook, Google, YouTube (Nguyễn Văn Đài, Lisa Phạm, Lê Văn Sơn, Lê Dũng Vova,
blog “Bà Đẩm Xòe”), sách, bài viết, bài nói của một số cá nhân..., các thế lực
thù địch đã bộc lộ các quan điểm và thủ đoạn như: Xuyên tạc thể chế nhất nguyên
chính trị, một đảng cầm quyền ở Việt Nam. Theo chúng, đó là thể chế “phi
dân chủ”, đi ngược lại quy luật phổ biến trong quan hệ “kinh tế quyết định
chính trị” là đa thành phần kinh tế thì phải đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Chúng cho rằng “không thể có dân chủ trong chế độ một đảng cộng sản duy nhất cầm
quyền ở Việt Nam”, vì thế cần “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”. Chúng kêu
gọi nếu Đảng không tự mình rời bỏ vị trí “độc quyền” lãnh đạo, thì nhân dân hãy
dùng quyền phúc quyết để xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, tức xóa bỏ sự hiến định vị thế
cầm quyền của Đảng.
Tuy nhiên, là người Việt Nam yêu nước chúng ta khẳng
định; không thể nói thể chế nhất nguyên chính trị, một đảng cầm quyền ở Việt
Nam là “phi dân chủ”, cũng không thể nói đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới
là dân chủ. Lúc còn là Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã trả lời
phỏng vấn báo chí Ấn Độ: “Không phải có nhiều đảng thì dân chủ hơn, hai đảng
thì ít dân chủ hơn và một đảng thì ít dân chủ nữa, mỗi nước có hoàn cảnh, điều
kiện lịch sử cụ thể khác nhau, điều quan trọng là xã hội có phát triển không,
nhân dân có được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc không và đất nước có ổn định để
ngày càng phát triển đi lên không? Đó là tiêu chí quan trọng nhất”. Thế đã rõ,
mức độ dân chủ và không dân chủ của chế độ chính trị một quốc gia không phụ thuộc
vào việc có áp dụng hay không áp dụng chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập,
mà nó phụ thuộc vào bản chất của chính đảng cầm quyền. Ở quốc gia nhất nguyên,
một đảng, nếu đảng cầm quyền đại diện cho quyền và lợi ích của đa số người dân,
phục vụ và bảo vệ cho số đông thì quốc gia đó vẫn dân chủ hơn quốc gia dù đa
nguyên, đa đảng mà ở đó các đảng không đại diện và bảo vệ quyền lợi cho đông đảo
người dân trong xã hội. Khi đảng cầm quyền bảo vệ, phục vụ nhân dân ngày càng tốt
hơn có nghĩa là trong chế độ mà đảng đó thiết lập, nắm quyền lãnh đạo, dân chủ
vẫn đang được bảo đảm, tính chính đáng của đảng cầm quyền là điều khẳng định.
Với cơ chế Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
giải quyết những lợi ích thiết thực của người dân như quyền tự do, dân chủ, các
vấn đề dân sinh, dân trí. Người dân quan tâm, hưởng ứng, thực hiện chủ trương,
nghị quyết của Đảng; tham gia bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp; tham gia góp ý xây
dựng Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên; tham gia bồi dưỡng kết nạp quần
chúng vào Đảng… thể hiện sự thống nhất, đồng tâm của người dân với Đảng. Nhà nước
không ngừng hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền làm chủ của nhân dân (Luật
Khiếu nại, Luật Tố cáo, Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Luật
Trưng cầu ý dân, Luật Tiếp cận thông tin,...). Thông qua đó, nhân dân làm chủ
trực tiếp thông qua quyền bầu cử, quyền ứng cử; thực hiện quyền giám sát và phản
biện xã hội thông qua Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ
chức xã hội khác; thực hiện quyền đối thoại dân chủ trực tiếp giữa nhân dân với
chính quyền, góp ý trực tiếp đối với các dự luật.
Thực tiễn Việt
Nam 92 năm qua do Đảng lãnh đạo đã giành và giữ vững độc lập dân tộc, từng bước
xây dựng và phát huy nền dân chủ XHCN. Trong điều kiện hòa bình, Đảng đề ra đường
lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN một cách khách
quan, khoa học. Đó là nền kinh tế phù hợp với sự phát triển của Việt Nam hiện
nay, là nền kinh tế hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước
pháp quyền XHCN. Mà trong đó, sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không
phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người, sự phát triển về
kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng
cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội.
Như vậy, những
luận điệu cho rằng Đảng ta “coi nhân dân là thù địch” của Bùi Tín và một số
phân tử phản động là ý đồ đen tối, công kích, xuyên tạc, nói xấu Đảng nhằm chia
rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, làm tổn hại đến sự ổn định chính trị -
xã hội, đi ngược lại nguyện vọng, lợi ích của nhân dân. Do đó, chúng ta cần
hết sức cảnh giác, đề cao trách nhiệm đấu tranh, bác bỏ các luận điệu sai trái,
phản động của y./.
=TXD-H2=
0 nhận xét:
Đăng nhận xét