Trong cơ quan, đơn vị,
cũng như xã hội thường có những người bất đắc chí, không được toại nguyện theo
nhu cầu bản thân, từ đó sinh ra trạng thái buồn chán, bất mãn, luôn nhìn đời
bằng lăng kính xám màu.Đây chính là một trạng thái tâm lý nguy hiểm, dễ bị kẻ xấu lợi
dụng. Thế lực thù địch luôn dùng các thủ đoạn thao túng tâm lý để lôi kéo, kích
động các đối tượng nói trên thực hiện theo mưu đồ của chúng hòng gây chia rẽ,
mất đoàn kết nội bộ cơ quan, tổ chức, cũng như gây bất ổn xã hội. Do đó, cần
những giải pháp hiệu quả để hạn chế, ngăn chặn hiện tượng trên.Tôi có quen một
nghệ sĩ tài danh. Tuy nhiên, đáng tiếc là người nghệ sĩ này có một con mắt nhìn
đời rất u ám. Bất cứ việc gì, dù là những việc tốt lành, những thành tựu, thành
công của đất nước, anh cũng luôn nhìn dưới góc nhìn đầy nghi kỵ, với đủ thuyết
âm mưu và đều có xu hướng phủ nhận những thành tựu ấy, cho rằng đó chỉ là sự
“đánh bóng, không đúng thực tế”, “không thực chất”.
Có nhiều nguyên nhân tạo ra trạng thái tâm lý đó, nhưng có lẽ
chủ yếu xuất phát từ sự bất mãn cá nhân, do những mong muốn, nguyện vọng của
bản thân không được đáp ứng, tích tụ lâu ngày hình thành tâm lý bất mãn, thậm
chí thù ghét mọi thứ xung quanh.Trong cơ quan, đơn vị rất khó tránh việc xuất
hiện những người bất đắc chí, ấy là vì họ chưa được đề bạt, cất nhắc, bổ nhiệm;
chưa được vào biên chế; chưa được nâng lương, thăng quân hàm đúng niên hạn;
chất lượng hoàn thành công việc không được đánh giá cao; bị kỷ luật vì có vi
phạm, khuyết điểm... Nếu những trạng thái tâm lý này không được kịp thời phát
hiện, sớm có biện pháp giải tỏa thì lâu ngày sẽ tạo thành một căn bệnh bất mãn
kinh niên, rất nguy hiểm cho sự ổn định của cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Việc có cách nhìn bi quan, u ám về cuộc sống, về môi trường làm
việc trước hết ảnh hưởng tới bản thân mỗi con người. Những người mang tâm lý ủ
dột, bức xúc thì kết quả lao động, sản xuất, thực hiện nhiệm vụ thường không
tốt. Họ thường không muốn làm việc, không muốn cống hiến tối đa năng lực của
mình, vì thế rất khó phát triển, thậm chí còn bị thụt lùi. Vì họ thường tự kỷ
ám thị, cường điệu thái quá về những mặt trái, những hiện tượng tiêu cực trong
môi trường xung quanh, từ đó tự đánh mất động lực để phấn đấu.
Họ nghĩ rất tiêu cực rằng có làm việc, cống hiến tới đâu thì kết
quả cuối cùng dành cho bản thân vẫn không tương xứng với công sức bỏ ra. Trạng
thái tâm lý đó hết sức nguy hiểm, bởi không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng hoàn
thành nhiệm vụ của nhân sự trong cơ quan, đơn vị mà còn có thể dẫn đến những
rủi ro khó lường khác.
Đáng chú ý là các thế lực xấu, thù địch luôn ra sức lợi dụng, sử
dụng các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị làm lực lượng xung kích, tiên phong
để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”. Những kẻ xấu, thế lực thù địch thường
lợi dụng tâm lý bất ổn của một số cá nhân trong cơ quan, tổ chức và nhóm người
trong xã hội để tiếp tục bơm thông tin xấu độc, lôi kéo, kích động, thao túng
tâm lý, từ đó tạo ra ý muốn phản kháng.Ở nước ta, theo thống kê, đến nay có khoảng
77,93 triệu người dùng internet. Sự phát triển của mạng xã hội khiến các thông
tin xấu độc có cơ hội luồn lách đi sâu vào đời sống của mỗi con người, rất khó
kiểm soát. Các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng mạng xã hội để
thao túng tâm lý, kiểm soát tâm trí con người bằng cách đưa thông tin sai sự
thật, xuyên tạc, bịa đặt, dựng chuyện, thổi phồng những sai lầm, thiếu sót
của một số cán bộ, đảng viên, qua đó gây hoang mang, mất niềm tin, tạo bức xúc
trong dư luận xã hội, kích động sự gây rối, gây mất an ninh, trật tự, an toàn
xã hội.
Chúng ta thấy rất đáng tiếc có những cán bộ, công chức vốn là
người tốt, nhưng khi công việc, cuộc sống không được như ý thì sinh ra bất mãn,
bỗng “nghe theo đài địch” từ đó tuyên truyền thông tin, quan điểm sai trái. Nếu
không được phát hiện và có những giải pháp kịp thời thì những người này càng
ngày càng trượt dài theo con đường tăm tối, trở thành những phần tử gây rối,
thậm chí chống Đảng, chống Nhà nước. Nhận thức được vấn đề nêu
trên, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần quan tâm, thực hiện tốt một số biện
pháp như sau:
Thứ nhất, xây dựng lối suy nghĩ tích cực,
lối sống tích cực trong cơ quan, đơn vị, địa phương. Cán bộ, đảng viên phải
tích cực nêu gương, phải là những tấm gương sáng về công tác, lao động, học tập
để tạo niềm tin cho tập thể, cho quần chúng, nhân dân.
Thứ hai, quan tâm, giải quyết tốt các chế độ, chính sách cho cán
bộ, đảng viên, quân nhân, công chức, viên chức, người lao động. Lãnh đạo đơn vị
nên thường xuyên động viên, thăm hỏi, giải quyết tốt các vướng mắc phát sinh
trong quá trình công tác, lao động, học tập, sinh hoạt của đội ngũ cán bộ, nhân
viên thuộc quyền.
Thứ ba, kịp thời nắm bắt tâm lý, tình cảm, đời sống cá nhân của
từng cán bộ, nhân viên trong cơ quan, đơn vị mình. Quan sát kỹ các trạng thái,
cử chỉ, hành động giao tiếp hằng ngày để nắm bắt và phát hiện những biểu hiện
tâm lý bất ổn, những vấn đề phát sinh, từ đó có giải pháp cụ thể để giải quyết.
Thứ tư, chủ động cung cấp thông tin chính thống, giải đáp kịp
thời mọi thắc mắc của cán bộ, nhân viên trong cơ quan, đơn vị. Trước những sự
kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... nhất là những sự kiện phức tạp,
nhạy cảm thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, các cơ quan chức năng cần
thông tin kịp thời, chính xác cho công chúng và định hướng suy nghĩ, hành động
theo hướng có lợi cho Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Thứ năm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm soát, quản lý thông
tin, phòng, chống tin giả, tin đồn, thông tin xấu độc trên không gian mạng.
Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong kiểm tra, xác minh, điều
tra, truy vết và xác định các hành vi, đối tượng có biểu hiện thông tin sai
trái, xuyên tạc để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, xây dựng môi trường cơ quan, đơn vị, địa phương lành mạnh,
minh bạch.
Tựu trung, mỗi cán bộ, đảng viên, nhân viên cũng như mỗi người
trong xã hội cần luôn tỉnh táo nhận diện để bản thân có một đôi mắt nhìn đời
tinh anh, một lăng kính chính xác, không tô hồng, cũng không bôi đen sự thật.
Cần luôn giữ một tinh thần lạc quan, một năng lượng tích cực, hết sức tránh sa
vào trạng thái tâm lý tiêu cực không chỉ làm khổ bản thân mà còn có hại cho cơ
quan, đơn vị, tổ chức và xã hội.
ĐKH-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét