CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020

KHI SỰ THẬT LỊCH SỬ CHIẾN TRANH BỊ XUYÊN TẠC THÔNG QUA VIDEO GAME

 

KHI SỰ THẬT LỊCH SỬ CHIẾN TRANH BỊ XUYÊN TẠC THÔNG QUA VIDEO GAME


 

1 - Xuyên tạc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ:


NGỰA QUEN ĐƯỜNG CŨ VỚI THÓI XUYÊN TẠC BẤT HŨ
----------------------------------------------------------------

Lịch sử chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam thông qua game một lần nữa lặp lại sau 10 năm Trước đây, Call Of Duty đã từng xuyên tạc về cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam với nhiều tình tiết không tưởng với tạ game Call Of Duty Black Ops phát hành vào năm 2010 Và rồi đúng 10 năm sau, đIều đó đã xảy ra một lần nữa với tựa game Call Of Duty Black Ops Cold War, cùng một bối cảnh với phiên bản phát hành năm 2010 đúng như tên gọi của nó. Nhưng ở tựa game này, sự xuyên tạc đã được đẩy lên một mức cao hơn khi đưa nhân vật trong trò chơi trở lại bối cảnh năm 1968 trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam với trận đánh ở Đà Nẵng, nhưng màn chơi và cứ điểm của Mỹ lại được dựng bối cảnh hệt trận Khe Sanh.

Chưa dừng lại ở đó Game còn thêm tình tiết rằng "Việt Cộng đã tiến đánh căn cứ tiến công của Mỹ để lấy cắp một quả bom nguyên tử do Mỹ chế tạo theo đúng sự cố gắng giàn dựng của Perseus" (ĐÃ KÈM HÌNH ẢNH). Và cũng đã có những lính đặc nhiệm Spetsnaz xuất hiện ở đoạn cuối trong màn chơi này

=> Theo những tài liệu lịch sử được ghi lại, Mỹ đã từng có ý định sử dụng bom nguyên tử ở chiến Việt Nam trong giai đoạn 1966 để nhanh chóng đi đến thắng lợi cuối cùng, nhưng đề xuất đó đã bị bác bỏ ngay sau đó bởi bộ quốc phòng Mỹ đã nhấn mạnh vào việc đã tốn quá nhiều tiền, bom đạn và cả nhân mạng cho cuộc chiến đặc biệt là khoản tiền sử dụng để chuẩn bị cho các bước đầu tiên ngay từ lúc đỗ bộ lên bán đảo Sơn Trà ở Đà Nẵng

Cụ thể gồm có:


- Chi phí huấn luyện, đào tạo và tuyển binh - Military Draft
Độ tuổi binh sĩ được quy định từ 18 đến 22 tuổi, nhưng đã có nhiều trường hợp là những binh sĩ ở dưới độ tuổi quy định cũng đã tham chiến tại Việt Nam. Những binh sĩ đó là người da màu và gốc châu Phi ở độ tuổi từ 11 đến 16
Vai trò của các binh sĩ dưới tuổi này ngoài cầm súng tham chiến trực tiếp trên chiến trường thì họ còn có vai trò vận quân lương, quân nhu và quân bị, và họ cũng bị đối xử như nô lệ. Họ sống trong văn hóa kỳ thị chủng tộc, sắc tộc trong quân đội Mỹ
Sự việc này nổi cộm ở thời điểm từ tháng 5 năm 1962 đến tháng 9 năm 1969

- Chi phí đào tạo phi công máy bay B-52 - Pilot Training Program
Đây là một trong những khoản phí đắt đỏ nhất để đầu tư cho cuộc chiến để nâng cao tính hiệu quả cho cuộc chiến thời điểm đó. Tối thiểu một phi công B-52 được đào tạo với chi phi ban đầu là 5000$ mỗi người, nhưng để đẩy mạnh lợi thể không quân của mình. Mỹ đã đào tạo ra nhiều lớp phi công B-52 và cử đi ngay sau khi hoàn thành khóa huấn luyện với mục đích ban đầu là nắm bắt trận địa để dành lấy lợi thế về hỏa lực trong các chiến dịch thả bom trải thảm. Nhưng chi phí ngày một tăng do lạm phát và nhu cầu của các phi công cũng từ đó mà tăng theo, chưa kể là thân thế của các phi công là con của những viên tướng, quan chức cấp cao trong quân đội và bộ quốc phòng. Nên họ, những viên phi công đó đã trở thành quân bài chiến lược của ta để có được lợi thế trong bàn đàm phán khi cuộc chiến đi giữa ta và Mỹ đến hồi kết

- Chi phí thiết bị và nhân lực hoạt động tình báo - Intel. Activity
Khi bố trí căn cứ ở doanh trại quân đội của mình tại miền Nam Việt Nam, ngoài những trang thiết bị đắt đỏ kèm theo yêu cầu cao để phù hợp với yếu tố hoạt động bí mật, thì chi phí đào tạo điệp viên của Mỹ cũng tiêu tốn rất nhiều trong khâu tuyển dụng nhân lực

Đặc biệt là những điệp viên là những người sống ở miền Nam Việt Nam bị ảnh hưởng sâu sắc do tác dụng của chương trình tuyên truyền sai trái của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA: Central Intelligence Agency) và những tình nguyện viên thuộc quân đội miền Nam Việt Nam (Tức ngụy quân Việt Nam Cộng Hòa) - Đây là một phần trong kế hoạch "DÙNG NGƯỜI VIỆT ĐÁNH NGƯỜI VIỆT" của Mỹ

Tưởng chừng sự đầu tư kỹ càng này sẽ gặt hái được những thông tin có giá trị, nhưng Mỹ đã không thể tiến xa hơn khi những kẻ là điệp viên người Việt của mình lại hoạt động kém hiệu quả, đã có rất nhiều điệp viên bất tài đến mức khi chưa tiếp cận đến địa điểm chỉ định để thực hiện nhiệm vụ thì đã bị phát hiện và bắt giữ

Sau này chính những cựu sĩ quan tình báo CIA từng hoạt động tại chiến trường Việt Nam (theo cách nói của họ) đã phải thú nhận rằng cấp trên (giám đốc) của mình đã tốn tiền đầu tư vào những kẻ bất tài, vô dụng đến mức phải hướng dẫn từng bước một như những đứa trẻ 5 tuổi. Dẫn đến lãng phí cả núi tiền thuế người dân Mỹ và ngân sách quốc gia một cách vô ích

=> Qua đó ta có thể khẳng định rằng xuyên tạc sự thật chiến tranh và thần thánh hóa bản thân qua phim ảnh và trò chơi điện tử chính là một trong những đặc sản của Mỹ. Dù có xuyên tạc bằng từ ngữ nào và tinh vi, kín kẽ đến đâu
Thì sự thật đã chứng minh, khẳng định rõ bản chất của cuộc chiến rằng Mỹ và bè lũ chư hầu đã thua. Thua từ chiến lược, kế hoạch và cả sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho những kẻ bất tài không làm được gì và quan trọng hơn cả là Mỹ đã thua vì không hiểu và biết được TINH THẦN BẤT KHUẤT, KIÊN CƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM!

- 2 - Mỹ xuyên tạc chiến tranh ở Syria
Cuộc chiến Nga - Mỹ: XUYÊN TẠC NHAI LẠI ĐẦY TAI HẠI
-----------------------------------------------------------------
Vào năm 2019, Call Of Duty đã đưa series Modern Warfare trở lại với bố cục gồm chính diện là Mỹ và phản diện là Nga đã quá quen thuộc với văn hóa đại chúng của Mỹ Bối cảnh của Modern Warfare 2019 tạo ra chiến trường ở một quốc gia giả tưởng có tên Verdansk

Nhưng với những ai theo dõi tin tức chiến sự sẽ lập tức nhìn ra quốc gia giả tưởng có tên Verdansk này chính là Syria bởi sự tương đồng giửa thông tin báo chí cập nhật thường xuyên về tình hình chiến sự quốc gia này
Ban đầu, kịch bản của Modern Warfare 2019 dựa trên 'Black Hawk Down', 'Zero Dark Thirty' và '13 Hour'. Ba trong những tác phẩm phim khẳng định tên tuổi và tiêu chuẩn điện ảnh của Hollywood thuộc thể loại phim hành động mang bối cảnh chiến dịch quân sự

Ban đầu, họ sử dụng các kịch bản này vốn chỉ để nhấn mạnh độ kịch tính nhằm nâng cao trải nghiệm của người chơi trong phần chơi chiến dịch (Campaign) vốn là yếu tố làm nên thương hiệu của dòng game Call Of Duty
Nhưng rồi các kịch bản đó đã phải có những sự thay đổi để phù hợp với tình hình chiến sự thực tế, để trải nghiệm của người chơi lên mức độ cao hơn so với các phần trước

Trọng tâm của game vẫn là vũ khí hóa học và quân đội Nga lại tiếp tục vào vai phản diện như một mô típ không thể nào đổi thay
Chủ đề vũ khí hóa học này vốn đã được sử dụng ở phần Modern Warfare 3 (2011) với kẻ chủ mưu mang tên Vladimir Makarov, dựa theo tên của Tổng Thống Nga Vladimir Putin Và phía nhà làm game và biên kịch cũng không quên nâng cao cấp độ xuyên tạc của mình với màn chơi dựa trên sự kiện có thật mang tên XA LỘ TỬ THẦN (Highway Of Death). Trong phần game Modern Warfare 2019 thì Nga chính là chủ mưu gây ra vụ thảm sát dân thường ở địa điểm này
Thế nhưng sự thật thì đây là sự kiện mà chính quân đội Mỹ là thủ phạm đã ra tay thảm sát thường dân vô tội ở Kuwait vào năm 1991 trong chuỗi chiến dịch bão táp sa mạc của Mỹ (Operation: Desert Storm) trong cuộc chiến tại Iraq vào năm 1991
Theo ước tính sau cuộc chiến thì đã có ít nhất từ 100.000 đến 200.000 dân thường thiệt mạng bởi trực thăng tấn công và tên lửa không kích của Mỹ trong cuộc chiến đó, “gắp lửa bỏ tay người”./.

Ngay lập tức, phía truyền thông Mỹ và cả những chính trị gia, nghị sĩ và cả cơ quan kiểm duyệt sau đó đã phải ra sức chữa thẹn bằng cách vùi lấp ý đồ xuyên tạc của mình để rẽ qua một hướng khác, đó là đỗ lỗi cho phía nhà làm game và biên kịch để xoa dịu cộng đồng game thủ nói chung và người Nga nói riêng

=> Tuy rằng game là để giải trí nhưng nó có thể dẫn tới những tác hại nguy hiểm nếu nhà làm game thiếu tỉnh táo trong việc sử dụng chất xám và sự sáng tạo của mình

Nhưng với bản chất xuyên tạc ngay khi có cơ hội và ý tưởng mới, không chỉ với trò chơi điện tử, mà cả hệ thống truyền thông Mỹ cũng đã và đang ra sức củng cố cho ý đồ xuyên tạc có chủ đích của mình, có thể ý đồ này sẽ vấp phải sự phản ứng cực kỳ mạnh mẽ của những nhà sử học và người trong cuộc có cái nhìn khách quan.

Nhưng mục đích và sự ra đời của những tựa game lấy đề tài lịch sử giả tưởng và bối cảnh chiến tranh giả tưởng này là NHẮM VÀO THẾ HỆ TRẺ CÒN MƠ HỒ, THIỂU HIỂU BIẾT VỀ SỰ THẬT LỊCH SỬ VÀ BỊ TIÊM NHIỄM MỘT CHIỀU BỞI HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG PHƯƠNG TÂY VỚI HIỆU ỨNG ĐỒ HỌA BẮT MẮT, NHÂN VẬT GÂY ẤN TƯỢNG MẠNH VÀ TÌNH TIẾT BẤT NGỜ

Từ đó sẽ gây nên hiệu ứng tò mò với người chơi và họ tìm tới những nguồn thông tin lịch sử xuyên tạc có liên quan đến sự kiện xảy ra trong trò chơi để tìm hiểu do hệ thống tuyên truyền một chiều của Mỹ soạn sẵn
Những ai vào xem thì sẽ lập tức cắn câu và tư tưởng của họ cũng sẽ làm, nói theo những gì mà họ đã đọc được và xem NHỮNG TRANG SỬ NGỤY TẠO đó là kiến thức để tranh luận và công kích bầy đàn khi cần thiết

--------------
VÌ LẼ ĐÓ, CHÚNG TA CẦN PHẢI CÓ MỘT CÁI NHÌN ĐÚNG, KHÁCH QUAN VỀ SỰ THẬT LỊCH SỬ VÀ PHẢN BÁC, TRIỆT TIÊU NHỮNG KẺ LẬT SỬ VÀ CẢ NHỮNG TRANG SỬ XUYÊN TẠC, NGỤY TẠO MỘT CÁCH TRIỆT ĐỂ


--------------------

AD #HNQuý & ITF Global Intelligence Documentary Decryption (GIDD) Team & Historical Documentary Decryption (HDD) Team -JOINT ACTIVITY- in New Jersey, USA

ST: N-Đ-N

1 nhận xét:

Bút chiến nói...

Không thể xuyên tạc sự thật!