Công
cuộc đổi mới 35 năm qua đã thực sự gắn bó với vận mệnh dân tộc, vận mệnh đất nước,
gắn bó với mỗi người chúng ta và được bạn bè quốc tế quan tâm đến như một lẽ
đương nhiên. Chính vì thế, mọi biểu hiện của đổi mới luôn được nhiều người chăm
chú theo dõi, phân tích, đánh giá, nhận định. Trong nhiều nhiệm kỳ đại hội Đảng
vừa qua, công cuộc đổi mới luôn được Đảng ta xác định rõ ngay trong chủ đề của
đại hội.
Tuy
nhiên, thời gian qua vẫn có một số đối tượng ác ý tung ra những luận điệu đả
kích, chống phá trắng trợn, hoặc một số thế lực muốn lái chúng ta đi theo con
đường khác. Những luận điệu đen tối đó cho rằng đổi mới như vậy coi như đã
xong, nay cần xem xét lại vì đã không còn động lực. Ý kiến khác đòi hỏi phải đổi
mới mạnh mẽ hơn về chính trị để tạo thêm động lực, nếu không, trước sau cũng sẽ
đưa đến tàn lụi đất nước. Tựu trung, chủ ý thâm độc nhất cho rằng đổi mới đã cạn
kiệt nguồn lực, từ sau Đại hội XIII không đổi mới nữa, hoặc nếu có đổi mới thì
đổi mới về chính trị mà thôi.
Trước
hết, cần khẳng định bản chất và nhiệm vụ của công cuộc đổi mới. Đổi mới là một
cuộc vận động mang tính cách mạng không ngừng để thay cái cũ bằng cái mới tốt
hơn. Đổi mới vừa là sự thay thế cái cũ, vừa là sự chọn lựa cái cũ, cái hiện đang
còn tác dụng để cải biến cho nó trở nên thích dụng hơn. Đổi mới có thể coi là một
sự phủ định biện chứng: Không bao giờ phủ định sạch trơn và không bao giờ quay
lại cái cũ. Đổi mới đồng bộ, hài hòa giữa kinh tế và chính trị với mục tiêu giữ
vững định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước
ta.
Có
người khuyên Việt Nam: “Muốn phát triển thì cần tư nhân hóa nhanh hơn, hội nhập
thương mại nhanh hơn, phá giá đồng tiền mạnh hơn”. Lời khuyên đó dẫu có chân
thành thì chúng ta cũng không thể làm như thế. Bởi vì, hơn ai hết, chúng ta hiểu
rõ tình hình thực tế của đất nước mình và chúng ta thực hiện đổi mới nhưng có
nguyên tắc, đổi mới nhưng không thay đổi bản chất chế độ xã hội. Đổi mới là thực
hiện bước chuyển từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường,
nhưng trong khi thực hiện cơ chế thị trường, Nhà nước phải quản lý và điều hành
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng thả nổi thị trường; đổi
mới để phát triển kinh tế, nhưng sự phát triển đó phải đi đôi với thực hiện
công bằng xã hội, khắc phục tình trạng phân hóa giàu-nghèo. Đổi mới có yêu cầu
và gắn với mở cửa, hội nhập. Đổi mới có yêu cầu và gắn với sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Toàn bộ công cuộc hội nhập-mở cửa, đẩy mạnh công nghiệp
hóa-hiện đại hóa đất nước là để thực hiện chiến lược phát triển nhanh và bền vững;
là để xây dựng và tăng cường lực lượng sản xuất, củng cố và phát triển quan hệ
sản xuất phù hợp; là để nâng tầm đất nước lên trình độ mới, tầm cao mới. Vậy
nên đổi mới chính là để hướng tới chủ nghĩa xã hội, để hiện thực quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ngày càng được xác lập rõ ràng hơn.
Đổi
mới và cải cách có cùng nội dung hướng tới cái mới, cái tốt đẹp hơn. Nhưng cải
cách thường được hiểu là những hành động nhất định, những cuộc vận động nhất định
nhằm những mục tiêu nhất định. Khi những hành động cải cách ấy, những cuộc vận
động cải cách ấy đã đạt tới mục tiêu đề ra thì phải có hành động cải cách mới,
cuộc vận động cải cách mới. Còn đổi mới, theo cách hiểu của chúng ta, tuy cũng
nhằm những mục tiêu nhất định trong những thời kỳ nhất định, song do bản chất
và tính tất yếu của nó, lại là một quá trình lâu dài. Đổi mới như một dòng chảy
liên tục, vận động liên tục của cả guồng máy xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xướng, phát động và lãnh đạo, tổ chức thực hiện. Các Đại hội VII, VIII,
IX, X, XI, XII và XIII của Đảng đều khẳng định tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi
mới để đưa đất nước đi lên. Lời hiệu triệu đó rất phù hợp với yêu cầu của thực
tiễn và ý nguyện của nhân dân./.
LQT-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét