Trước
tình hình lây nhiễm mã độc, lộ lọt thông tin gây tổn hại cho người dùng cá
nhân, các cơ quan, đơn vị đang ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, Để trở
thành người dùng mạng thông minh, người dùng Internet cần tự nâng cao kiến thức
và kỹ năng bảo vệ mình.
Sau
đây là một số nội dung cần ghi nhớ và thực hành liên tục trong quá trình truy cập
mạng, dù là dùng máy tính, điện thoại hay bất kỳ thiết bị điện tử nào. Đồng thời,
cùng chia sẻ để người thân, đồng nghiệp của mình được biết.
Tuyệt
đối thận trọng đối với các thông báo mời gọi trúng thưởng, có người tặng quà, tặng
tiền,...
Thống
kê cho thấy, hầu hết các thông báo dạng này là các thông báo lừa đảo, ít có ai
cho không chúng ta cái gì mà người nhận còn không hề hay biết. Và nếu có thì
người ta cũng thường sẽ không yêu cầu người dùng phải đặt cọc, ứng tiền hay làm
gì liên quan tới tài sản của mình. Trong các trò chơi may mắn mà các thương hiệu
tổ chức, thường họ sẽ mời người dùng lên tận nơi để nhận hàng hoặc xin thông
tin để gửi hàng tới. Đặc biệt, các hãng lớn sẽ không bao giờ thu phí và cũng
không tặng ai cái gì, chỉ có kẻ xấu lợi dụng để chiếm đoạn tiền của chúng ta mà
thôi.
Để đảm
bảo chắc chắn và cũng nhằm tránh thông tin cá nhân bị lợi dụng, người dùng cần
xác minh người gọi cho mình đúng là “chính chủ”. Ví dụ, khi có ai đó nhắn cho
chúng ta về việc trúng thưởng trên Facebook thì chỉ trả lời nếu họ nhắn từ
fanpage hoặc từ một người bạn đã biết từ trước. Cẩn trọng hơn nữa, người dùng
có thể gọi điện lên trung tâm chăm sóc khách hàng của công ty liên hệ với mình
nhằm xác nhận trước khi cung cấp thông tin cá nhân.
Hãy
nhớ kỹ các thông tin sau là thông tin cực kì nhạy cảm, có thể bị lợi dụng để
làm chuyện xấu (và chúng ta sẽ phải gánh hậu quả) cần được giữ kín nhất có thể:
- Số
điện thoại;
- Số
chứng minh nhân dân, số căn cước;
- Số
hộ chiếu;
-
Thông tin thẻ tín dụng, bao gồm mã thẻ và mã bảo mật (CVV);
- Tất
cả mọi loại mật khẩu và mã PIN thẻ ATM, thẻ tín dụng,...
Kết
quả hình ảnh cho thiết bị thông minh, mạng xã hội
Các
thông báo về việc máy tính bị nhiễm virus, mã độc
Một số
đối tượng xấu sử dụng các thông báo dạng “Máy của bạn đã nhiễm virus (mã độc)
xxx nào đấy, hãy nhấn vào đây để diệt virus (mã độc)”. Thường thì thông báo dạng
này đều là lừa đảo, các Hacker dụ người dùng click chọn tải xuống (download) phần
mềm mã độc hoặc nhúng các đoạn mã (script) chèn quảng cáo chứ không phải tốt
lành gì. Đặc biệt nếu chúng ta đang lướt web mà thấy thông báo tương tự thì thật
ra càng khó tin hơn, vì khả năng phát hiện ra virus hay mã độc trong điện thoại,
PC từ một trang web là rất hiếm gặp. Những thông báo đáng tin cậy phải xuất
phát từ chính phần mềm diệt virus có bản quyền mà người dùng đã cài đặt vào máy
trước đó (ví dụ như BKAV Pro, Kaspersky,...).
Tóm lại:
Khi thấy những thông báo dạng này, người dùng cứ bỏ qua (mặc kệ chúng), không
được click vào hoặc nếu còn có nghi ngờ thì liên hệ với cơ quan chức năng để xử
lý trong trường hợp cần thiết.
Các ứng
dụng chống virus, mã độc không rõ nguồn gốc
Nhiều
ứng dụng lại lợi dụng chính việc người dùng đã nhiễm virus để tiếp tục lây nhiễm
thêm các loại virus mới vào máy tính hoặc chúng giả dạng làm các ứng dụng (app)
chống virus để thực chất làm máy tính của chúng ta nhiễm mã độc. Ví dụ gần đây
nhất, Facebook vừa kiện một nhà phát triển vì đã nhúng mã độc (Malware) vào một
phần mềm mang danh “antivirus”.
Nếu
đang dùng máy tính Mac của Apple, khả năng cao là người dùng không cần cài thêm
phần mềm chống virus nào. Nếu đang dùng Windows, chúng ta có thể dùng Windows
Defender hoặc phần mềm có bản quyền của các hãng antivirus tên tuổi (BKAV,
Kaspersky,...). Không nên và không được tải về (download) bất kỳ phần mềm lạ hoặc
phiên bản crack, phiên bản lậu... của các chương trình antivirus để tránh việc
mất mát dữ liệu, tổn hại máy tính từ chính các phần mềm này.
Những
trò chơi vô thưởng vô phạt trên mạng xã hội
Những
trò chơi này có thể thu thập thông tin cá nhân mà người dùng không hay biết. Thực
chất các app, game dạng này đều đòi chúng ta cấp quyền cho phép lấy thông tin
và thường người ta sẽ nhấn vào nút đồng ý mà không nghĩ ngợi gì thêm.
Cũng
vì những app, game dạng này mà công ty Cambridge Analytica đã thu thập được hồ
sơ của nhiều chục triệu người Mỹ, sau đó phân tích và định hướng thông tin nhắm
đến họ nhằm tạo ảnh hưởng trong cuộc bầu cử Mỹ. Nhẹ hơn thì thông tin cá nhân của
người dùng có thể bị khai thác cho mục đích quảng cáo.
Tóm lại:
Tránh xa các app và game trên mạng xã hội, nhất là mấy trò dạng “Bạn có thông
minh hơn học sinh lớp 5”, “Khi già bạn trông ra sao”, “Hỏi đi đáp luôn”,... Trừ
khi chúng ta đã biết rõ mục đích và nhà phát triển, còn không thì tự mình bảo vệ
sẽ tốt hơn.
Cuối
cùng, cực kỳ cẩn trọng đối với các liên kết (link) lạ trong thư điện tử, trên
các website hoặc được gửi qua các ứng dụng chat
Những
đường link lạ thường được gửi qua email, website hay ứng dụng chat để khiến bạn
click vào, sau đó nó sẽ tìm cách dụ bạn download file có mã độc, một số ít khác
thì tìm cách đẩy (nhồi) quảng cáo vào trình duyệt gây ra sự ức chế và làm giảm
hiệu quả công việc. Đây là cách “hack” rất cổ điển và tới giờ vẫn còn hiệu quả,
nhất là với những người bất cẩn thấy gì cũng click.
Chúng
ta phải nhớ kỹ, trước khi click vào bất kì link nào thì cần:
- Kiểm
tra xem tin nhắn/email của bạn có được gửi từ người quen biết hay không?
-
Ngay cả thư/tin nhắn gửi từ người quen, cũng xem thử giọng văn có quen không,
tránh trường hợp họ bị hack tài khoản rồi dùng phát tán mã độc.
- Gọi
lại, chat lại kiểm tra trước khi click?
- Nếu
thấy các link lạ quá thì tuyệt đối không click vào.
Hy vọng
một số kỹ năng trên đây sẽ góp phần giúp người dùng Internet tại Học viện, nhà
trường trong quân đội. Qua đó, tăng cường khả năng tự bảo vệ dữ liệu và thiết bị
của mình khi tham gia vào môi trường mạng, góp phần bảo đảm an toàn thông tin
chung trên không gian mạng./.
NĐT-TT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét