Các
hoạt động chống phá của các thế lực thù địch vào dịp kỷ niệm 30-4 thường tập
trung vào hai vấn đề. Thứ nhất, là tuyên truyền, xuyên tạc ý nghĩa của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước; ca ngợi chế độ Việt Nam Cộng hòa, phủ
nhận những thành quả của cách mạng Việt Nam; xuyên tạc, hạ uy tín các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ.
Thứ
hai, kích động, lôi kéo, xúi giục người dân trong nước, người Việt Nam ở nước
ngoài tham gia các hoạt động tụ tập, biểu tình, gây rối an ninh trật tự; kết hợp
với việc rải truyền đơn, khẩu hiệu phản động. Thậm chí, các đối tượng ở bên
ngoài còn tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong nước chuẩn bị vũ khí, vật liệu
nổ, bom xăng..., để tấn công các cơ quan công quyền, gây cháy nổ tại các địa điểm
công cộng để gây mất an ninh trật tự. Trước âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch,
thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Công an, các đơn vị
nghiệp vụ của Bộ Công an đã phối hợp với Công an các địa phương đấu tranh, ngăn
chặn được nhiều kế hoạch của các tổ chức khủng bố, phá hoại vào trong nước,
trong đó có các đối tượng phản động lưu vong. Song các đối tượng phản động ở
trong và ngoài nước vẫn không từ bỏ dã tâm của bọn chúng; tìm cách móc nối, chỉ
đạo số đối tượng trong nước thực hiện các hành động manh động liều lĩnh, đặc biệt
là vào ngày 30-4 và 1-5.
Từ
đó, kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, cấp ủy và chính quyền địa
phương trong việc hoạch định chính sách, hoàn thiện thể chế, pháp luật, huy động
nguồn lực vừa thúc đẩy phát triển kinh tế. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền
thông, Bộ Ngoại giao, Ban Tuyên giáo..., đẩy mạnh hoạt động đấu tranh chống diễn
biến hòa bình. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương từng bước củng cố hệ
thống chính trị cơ sở; công tác tư tưởng, tuyên truyền, phát động phong trào quần
chúng tố giác tội phạm. Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương tiếp tục
triển khai đồng bộ các biện pháp công tác.
Về
phía người dân, trước tình hình, hoạt động của các thế lực thù địch và các đối
tượng xấu đang tăng cường tuyên truyền, thông tin sai sự thật, làm hỗn loạn
thông tin và lôi kéo, kích động người dân tham gia các hoạt động tiêu cực, gây
mất ổn định thì mỗi người dân cần phải trang bị cho bản thân cách “ứng xử thông
thái”. Trong văn hóa đọc và tiếp cận thông tin trên mạng Internet, cần tiếp cận
những thông tin chính thống từ các cơ quan báo chí.
Và
hơn hết cần tỉnh táo, cảnh giác và có lập trường tư tưởng vững vàng trước những
thông tin bịa đặt, sai trái để không bị lôi kéo vào các hoạt động gây rối trật
tự xã hội. Bởi ở bất cứ phương diện nào thì hành động như vậy cũng là vi phạm
pháp luật; gây mất an ninh, trật tự và an toàn xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động học tập, sản xuất, kinh doanh trong xã hội.
TXH-BC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét