Phạm Phú Thọ là kẻ thường xuyên có những
bài viết xuyên tạc bóp méo tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam nhằm chống phá
Đảng và sự nghiệp đổi mới của dân tộc ta. Vừa qua Y lại viết bài “Chà đạp nhân
quyền, ngăn cấm tự do ngôn luận của chế độ độc tài Cộn sản Việt Nam” đăng trên
trang mạng Quyenduocbiet.com. Y cho rằng “với lối cai trị độc tài toàn trị xổ
toẹt lên nhân quyền của công dân”, “bắt người dân kê khai lý lịch khi muốn sở hữu
một chiếc sim điện thoại”, gắn chíp căn cước công dân để tiện cho theo dõi định
vị, bắt bớ, “tại Việt Nam chỉ cần reo tên tổng bí thư, chủ tịch quốc hội hoặc
quan chức ra chửi là bị bắt ngay lập tức vì tội phản động, chống phá, thù địch…”.
Rõ ràng, đây là luận điệu vu khống, xuyên tạc trắng trợn tình hình dân chủ,
nhân quyền, tự do ngôn luận ở Việt Nam nhằm hạ thấp uy tín của Đảng bởi vì:
Thứ nhất, việc người dùng đăng ký
thông tin cá nhân để sở hữu một sim điện thoại là điều hết sức bình thường và
đang được hầu hết các nước trên thế giới hiện nay thực hiện bằng nhiều hình thức
khác nhau nhằm bảo vệ quyền lợi của người dùng, ngăn chặn các hành vi phạm tội
và là cách để tiết kiệm tài nguyên kho số viễn thông. Với việc đăng ký thông
tin cá nhân khi mua sim người dùng sẽ được xác nhận chính chủ sở hữu độc quyền,
tạo sự thuận tiện khi làm lại sim trong trường hợp sim bị mất, bị hư hỏng, bị
khóa, bị thu hồi, tạo điều kiện để người dùng được hưởng đầy đủ các dịch vụ tiện
ích, các chương trình khuyễn mãi từ nhà mạng và cũng là cơ sở pháp lý để giải
quyết các tranh chấp nếu có. Thông qua việc đăng ký thông tin cá nhân sẽ ngăn
chặn hiệu quả hiện tượng các đối tượng sử dụng sim rác để gửi tin nhắn nặc
danh, lừa đảo, gây rối, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và cuộc sống của người
dân và nhiều loại hình tội phạm khác.
Thứ hai, chíp được gắn trên thẻ căn cước
công dân ở Việt Nam là để lưu trữ các thông tin của công dân với mục tiêu là tạo
điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại,
nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số; không có chức năng định
vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân.
Thứ ba, việc Việt Nam quy định các chế
tài xử phạt đối với các tội xúc phạm người khác là hoàn toàn phù hợp với luật
pháp quốc tế và văn hóa truyền thống dân tộc cũng như ý chí nguyện vọng của người
dân Việt Nam. Tại Điều 19 của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
đã quy định về tự do ngôn luận đồng thời cũng quy định việc tự do ngôn luận phải
chịu một số hạn chế nhất định, được quy định trong pháp luật để: Tôn trọng các
quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng,
sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội. Như vậy, mặc dù quyền tự do ngôn luận được thế
giới thừa nhận nhưng các quốc gia có quyền đưa ra các quy định cụ thể trong luật
pháp của mình về quyền này để bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức
khoẻ hoặc đạo đức của xã hội, quyền lợi và uy tín của công dân ở mỗi nước. Như
vậy, sự khác nhau về chế tài sử phạt của các nước về tội xúc phạm người khác là
điều hiển nhiên, không thể lấy chế tài nước này làm chuẩn để đánh giá nước
khác. Đối với Việt Nam, độc lập tự do là khát vọng ngàn đời của dân tộc; Đất nước
được độc lập, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc như ngày nay đã có
biết bao hi sinh xương máu của các thế hệ đi trước. Do vậy, pháp luật Việt Nam
đưa ra những quy định trừng trị nghiêm khắc những kẻ lợi dụng tự do ngôn luận để
phá hoại an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và cuộc sống yên bình của người
dân. Ở Việt Nam không chỉ xúc phạm cán bộ mới bị xử lý hình sự mà bất cứ ai xúc
phạm tới người khác cũng đều có thể bị xử lý hình sự.
Như vậy, luận điệu của Phạm Phú Thọ về
“vấn đề nhân quyền và tự do ngôn luận” ở Việt Nam là hoan toàn bịa đặt, vô căn
cứ. Nhưng, dù có xảo biện thế nào thì những luận điệu của hắn cũng sẽ bị phơi
bày tính giả dối trước sự thật và công lý. Những luận điệu đó không thể làm lung
lạc được niềm tin son sắt mà nhân dân Việt Nam đã và đang giành cho Đảng Cộng sản
Việt Nam./.
LHT-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét