Tin giả (fake
news) là những tin rác, tin giả mạo để lừa bịp người khác, không chỉ được lan
truyền miệng từ người này sang người kia mà thông qua các hiệu ứng truyền
thông, mạng xã hội, nó lan truyền với tốc độ chóng mặt. Những thông tin giả thường
được cường điệu, hàm chứa sự ly kỳ, dễ đánh vào xúc cảm, tâm lý của những người
có độ “hóng” cao. Các thế lực thù địch, chống phá cách mạng Việt Nam thường được
tạo dựng, tán phát liên quan đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
quốc phòng, an ninh, đối ngoại... Tác hại của những tin giả gây những hệ quả
nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, nhân cách của cá nhân, cộng
đồng và văn hóa dân tộc cũng như thái độ, suy nghĩ, hành động của người dân.
Trong thời đại
internet phát triển nhanh chóng, các thế lực thù địch, cơ hội, phản động đang
triệt để lợi dụng internet để chống phá và diễn biến vô cùng phức tạp. Chúng ta
cần nhận diện và ngăn chặn tin giả lan truyền trên không gian mạng. Từ đó làm
thất bại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Vậy làm thế nào để nhận biết
các thông tin giả đang lan truyền chóng mặt trên không gian mạng hiện nay?
Thứ nhất,
chúng ta phải kiểm tra, xem xét nguồn thông tin. Chúng ta có nhiều kênh để tiếp
nhận thông tin như: thông tin từ truyền hình, radio, các trang báo giấy, báo mạng,
trang thông tin điện tử, cổng thông tin của các cơ quan nhà nước… Đặc biệt là
các nguồn tin còn đến từ mạng xã hội, các hội nhóm, các thông tin truyền miệng.
Trước những luồng thông tin chúng ta tiếp nhận mỗi ngày sẽ có những thông tin
chính xác, thông tin không chính xác. Do vậy, chúng ta cần phải biết phân biệt
nguồn cung cấp thông tin, theo dõi tin tức từ báo chí, nhất là những tờ báo uy
tín, cổng điện tử của cơ quan chức năng. Từ đó chúng ta sẽ tiếp cận được những
thông tin chính thống, loại trừ được những thông tin giả mạo, xuyên tạc.
Thứ hai, kiểm
tra nguồn thông tin. Những thông tin chính xác thường được cung cấp bởi những
người, cơ quan có thẩm quyền, đúng chức năng và được phép phát ngôn cung cấp
thông tin. Khi đăng tải những thông tin chính xác thường nêu rõ tên người, cơ
quan, địa phương, thời gian cụ thể. Còn những thông tin giả mạo thường sẽ chung
chung, không rõ nhân vật, địa danh cụ thể. Thậm chí, các thế lực thù địch thường
giả mạo những cá nhân, cơ quan, tổ chức có uy tín, có chức ở các cơ quan của Đảng
và Nhà nước, Quân đội và Công an nhân dân; nhất là lợi dụng các cơ quan phát
ngôn có uy tín để tung tin nhằm đánh lừa người dân. Tin giả thường không được
chú trọng về cấu trúc ngữ pháp, thể thức văn bản, dễ có lỗi chính tả và ngữ
pháp, không thống nhất. Về các luận cứ, luận chứng trong bài viết, thông thường
các tin giả được tạo ra được dựa trên một câu chuyện, tình tiết có thực nhưng
được làm giả ở những nội dung quan trọng nhất. Ngoài ra, cần đọc kỹ nội dung
xem thông tin đó là tin tức thật hay trò đùa của người đăng.
Thứ ba, kiểm
tra lại thông tin, hình ảnh minh họa. Tin giả không chỉ về chữ viết mà còn là
các hình ảnh. Người dùng mạng xã hội luôn nghĩ, hình ảnh, nhất là video là minh
chứng rõ ràng nhất và tin ngay những thông tin trong hình ảnh đó. Nhưng thực sự,
những hình ảnh có thể bị làm giả, bị cắt ghép, chỉnh sửa theo từng dụng ý khác
nhau của người đăng tải thông tin. Hình ảnh sử dụng trong bài viết đa phần là ảnh
trên mạng hoặc được chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung nguồn tin. Cần kiểm tra
xem ảnh có tồn tại trên không gian mạng thông qua tính năng “Search Google for
image”.
Để thực sự
đón nhận được những thông tin hữu ích, chúng ta cần tỉnh táo, suy nghĩ kĩ trước
khi xem những tin tức, hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội. Phải cẩn trọng
khi tiếp nhận thông tin trên không gian mạng, nhất là thông tin được chia sẻ bởi
mạng xã hội, chủ thể không rõ nguồn gốc, không xác thực. Đặc biệt, không chia sẻ
nguồn tin phát ra từ trang mạng của những cá nhân, tổ chức thường xuyên đưa tin
có nội dung tiêu cực, sai trái, phỉ báng nhà nước, cộng đồng./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét