Tôn
giáo là lĩnh vực nhạy cảm, luôn thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc
tế. Do đó, cùng với vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, các thế lực thù địch
đã và đang lợi dụng vấn đề tôn giáo để kích động chống phá Đảng và chế độ
ta.Các thế lực thù địch âm mưu biến tôn giáo thành “ngòi nổ” gây mất ổn định
chính trị - xã hội hoặc thông qua vỏ bọc tôn giáo để tuyên truyền luận điệu
xuyên tạc kích động, phá hoại tư tưởng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân
tộc.Chiêu bài tôn giáo là một phần của chiến lược “diễn biến hoà bình” mà các
tổ chức, cá nhân thù địch, thiếu thiện chí với Việt Nam thường sử dụng nhằm
kích động xu hướng chia rẽ, ly khai, từ đó phát triển thành các cuộc tuần hành,
biểu tình, gây rối an ninh, trật tự, tạo sự bất ổn định về chính trị - xã hội,
ảnh hưởng không nhỏ sự phát triển toàn diện của xã hội. Đây cũng là cái cớ để
họ công khai can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đáng chú ý, trong
giai đoạn hiện nay, ngoài những hoạt động chống phá mang tính quy luật thì một
trong những thủ đoạn mà số đối tượng chống đối cực đoan ở trong và ngoài nước
thường tiến hành là tìm mọi cách lợi dụng vấn đề tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu
số nhằm kích động tư tưởng ly khai, tự trị tại các địa bàn chiến lược về an
ninh, quốc phòng.
Thực tế cho thấy, tại các khu vực trọng
yếu của đất nước như miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, các thế lực
chống phá cực đoan ở trong và ngoài nước đã lợi dụng vấn đề dân tộc gắn với vấn
đề tôn giáo để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, xúi giục người dân di cư tự
do, biểu tình, bạo loạn gây mất ổn định chính trị nhằm tạo cớ can thiệp, phá
hoại độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Nổi lên thời gian qua là các vụ việc
trọng điểm xảy ra trên địa bàn Tây Bắc, trong đó tập trung ở các tỉnh như Điện
Biên, Lai Châu… Dưới sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch, các đối tượng chống
đối trong nước ráo riết thực hiện mưu đồ lập ra tôn giáo riêng ở đồng bào dân
tộc như lập ra “đạo Vàng Chứ” để qua đó lôi kéo, tập hợp lực lượng thành lập
cái gọi là “Vương quốc Mông tự trị”. Ở một số địa phương, tại vùng đồng bào dân
tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc, các phần tử xấu còn lợi dụng các hiện
tượng tôn giáo mới, tà đạo như Giê Sùa, Bà Cô Dợ, Hội thánh Đức Chúa trời, Sề
Chu Hà Ly Cha và một số hiện tượng tôn giáo liên quan đến tục lễ thờ cúng các
anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng để tiến hành các hoạt động gây
rối an ninh, trật tự. Thực tế, Giê Sùa, Bà Cô Dợ đều là tà đạo lợi dụng tín ngưỡng,
tôn giáo để tập hợp phát triển lực lượng lập “Nhà nước Mông”. Thời gian qua,
các đối tượng triệt để sử dụng phương thức, thủ đoạn thông qua điện thoại, mạng
xã hội, các phần mềm trực tuyến để chỉ đạo số đối tượng cốt cán ở trong nước
tích cực tuyên truyền, lôi kéo người Mông tại Việt Nam tham gia tà đạo nhằm
kích động lập “Nhà nước Mông” với các luận điệu như: Đức Chúa trời Giê Hô Va đã
chia đất cho người Mông nhưng người Mông không đoàn kết, nên đất đai đã bị các
nước khác xâm chiếm; người Mông không có lãnh thổ, nhà nước riêng, suốt đời đi
làm thuê cho các dân tộc khác…
Những vấn đề nêu trên đã và đang tiềm
ẩn nguy cơ gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực, tạo
thành những điểm nóng tôn giáo.
Hay như ở vùng Tây Nguyên trước đây,
các đối tượng chống đối, cực đoan trong dân tộc cũng từng đòi thành lập đạo Tin
lành Đề ga của đồng bào dân tộc bản địa để mưu đồ lập ra cái gọi là Nhà nước Đề
ga độc lập. Tương tự ở Tây Nam Bộ, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống, chúng
cũng dựng nên cái gọi là “Nhà nước Khmer Krôm” với luận điệu vu khống Nhà nước
ta đàn áp sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer Nam Bộ. Đây là thủ đoạn rất nham
hiểm, trắng trợn của các thế lực thù địch hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân
tộc, phá hoại an ninh quốc gia, đe dọa độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc.
Do đó, mọi chức sắc, tín đồ tôn giáo
nói riêng và mỗi người dân Việt Nam nói chung hãy luôn nêu cao tinh thần cảnh
giác, chủ động lên án những mưu đồ xấu của kẻ địch. Đồng thời, tích cực tham gia
đấu tranh, đẩy lùi việc lợi dụng vấn đề chính trị để chống phá ra khỏi đời sống
tôn giáo, góp phần làm cho các hoạt động tôn giáo trở nên thuần khiết, tốt đẹp
như bản chất vốn có. Nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác của người dân,
phân biệt rõ hoạt động tôn giáo đúng nghĩa và hành vi lợi dụng tôn giáo để kích
động chống phá của kẻ xấu. Mọi hoạt động tôn giáo phải tuân thủ giáo lý, giáo
luật, tuân thủ luật pháp, đem lại đời sống đạo pháp đúng nghĩa, đảm bảo nhu cầu
sinh hoạt tôn giáo cho đồng bào trên cơ sở tuân thủ pháp luật của Nhà nước
DKH H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét