CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH PHẢN ĐỐI VIỆC TRUNG QUỐC XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

 

Ngày 18-9, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc cho biết đã điều vận tải cơ Y-20 tới các đá Vành Khăn, Xu Bi, và Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đưa binh sĩ đồn trú tại đây về đất liền. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc xác nhận việc máy bay Y-20 xuất hiện ở Trường Sa.

Đây là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, vi phạm luật pháp quốc tế; trái với thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, gia tăng quân sự hóa, đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Bà Lê Thị Thu Hằng - người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - cho biết, các cơ quan chức năng của Việt Nam luôn theo dõi sát mọi diễn biến trên Biển Đông, đồng thời khẳng định: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế"

Nhấn mạnh hoạt động này của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chấm dứt ngay và không tái diễn các hoạt động vi phạm tương tự, tôn trọng luật pháp quốc tế và những nhận thức chung của lãnh đạo hai nước về vấn đề trên biển, đóng góp thiết thực, tích cực và có trách nhiệm vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác trên Biển Đông".

Là một công dân Việt Nam, chúng kiên quyết bảo vệ độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước; tôn trọng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo quê hương. Để làm được điều đó, cần nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, các công ước và luật pháp quốc tế về biển đảo, đặc biệt là Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

T.V.H – H2

0 nhận xét: