Kế thừa và phát triển quan điểm Đại hội XII, Văn kiện Đại hội XIII đã khái quát: “Mọi hoạt động của hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải phục vụ lợi ích của nhân dân. Giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”. Đại hội đã nhấn mạnh đại đoàn kết toàn dân phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người dân. Mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đều phải vì lợi ích của nhân dân. Tiếp tục bổ sung, làm rõ thêm định hướng, chính sách xây dựng các giai tầng trong xã hội; trong đó có những điểm mới so với Đại hội XII.
Sự nhận thức mới
của Đảng ta về Đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ đổi mới đất nước không phải
là thay đổi hoàn toàn những nhận thức về đại đoàn kết dân tộc đã có trước đó,
mà có sự kế thừa, bổ sung, phát triển cho phù hợp với thực tiễn xây dựng, phát
triển đất nước trong tình hình mới.
Phát huy sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc là bài học mang tính lịch sử truyền thống đã có từ
lâu đời gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Sức mạnh của
đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp sức mạnh thời đại đã tiếp thêm sức mạnh, khơi
dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng phát triển đất
nước phồn vinh, hạnh phúc.
Sức mạnh của khối
đại đoàn kết phải được huy động và tổ chức trong thực tiễn xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân. Thực
hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc là nền tảng để củng cố vững chắc “thế
trận lòng dân”, là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho đất nước có đủ tiềm lực, sức
mạnh để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong
tình hình mới./.
PVT-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét