Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa của Việt Nam thể hiện sự kế thừa có chọn lọc những ưu thế của kinh tế thị
trường trên thế giới và sự sáng tạo những đặc trưng riêng mang tính định hướng
xã hội chủ nghĩa của nước ta. Để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay không chỉ kế thừa có chọn lọc những điểm phù
hợp của nền kinh tế thị trường trên thế giới mà còn cần phải xem xét các yếu tố
đặc thù của Việt Nam và mục tiêu phát triển của đất nước. Việc phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay đối mặt với
một số thách thức lớn. Quá trình đổi mới nền kinh tế ở nước ta có đặc điểm nổi
bật là chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường
(KTTT) định hướng XHCN, với nội hàm quan trọng nhất là phát triển mạnh mẽ nền
kinh tế hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế có sự quản lý của Nhà nước pháp
quyền XHCN. Yêu cầu đổi mới đó bắt nguồn từ thực tiễn nền kinh tế, từ khát vọng
nội tại của nhân dân, cùng với đổi mới tư duy kinh tế của Đảng.
Có thể nói đây là sự lựa chọn khách quan, sáng
tạo, độc lập và phù hợp với xu thế vận động chung của nền kinh tế thế giới. Quá
trình đổi mới nhận thức này diễn ra từng bước và được kiểm nghiệm bởi thực tiễn
phát triển của nền kinh tế và tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với thực
tiễn phát triển của nền kinh tế nước nhà. Quá trình đổi mới là quá trình thích ứng,
tạo cơ chế cho sự phát triển của lực lượng sản xuất và cải tạo các quan hệ sản
xuất cho thích ứng với mỗi giai đoạn, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Cùng với quá trình, bước đi đổi mới hợp lý, đó
là sự độc lập, sáng tạo, có sơ sở khoa học trong xác định mô hình kinh tế mới -
mô hình KTTT định hướng XHCN. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận
phát triển kinh tế và quá trình đổi 174 mới của đất nước, Đại hội XIII của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra những nội hàm cơ bản về nền KTTT định hướng XHCN
như sau: “Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy
đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước
pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định
hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập
thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một
động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát
triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”
(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, tập 1, tr.128,129).
KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là một kiểu tổ
chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của KTTT vừa dựa trên cơ sở và được dẫn
dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH, thể hiện trên cả ba mặt:
sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Nói cách khác, KTTT định hướng XHCN chính
là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh.
KTTT là thành quả của văn minh nhân loại, đã được
Đảng và Nhà nước ta kế thừa, vận dụng một cách đúng đắn, khách quan, khoa học,
sáng tạo, trở thành nền KTTT định hướng XHCN. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế và toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và nhanh chóng, KTTT định
hướng XHCN của Việt Nam trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới nhưng vẫn
giữ vững định hướng phát triển vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”./.
N.T.P.H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét