Đó
là biệt danh không phải chỉ có cộng đồng mạng, mà của cả những người thân, đồng
môn, đồng liêu và bạn hữu một thời đặt cho “Nhóm kiến nghị 72”. Trong nhóm này,
có ông Nguyễn Đình Lộc (sinh năm 1935), ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An và từng
là Bộ trưởng thứ hai của Bộ Tư pháp, giai đoạn 1992-2002. Thuộc thành phần cơ bản
thời ấy và lại thông minh, ham học nên ông ta đã được cử đi đào tạo tại Liên Xô
và có bằng phó tiến sĩ luật học. Sau khi về nước, ông ta được trọng dụng vào
các vị trí quan trọng ở nhiều cơ quan khác nhau và là đại biểu Quốc hội các
khóa VII (1981-1987), IX (1992-1997), X (1997-2002), XI (2002-2007). Và cũng
như Nguyễn Đình Lộc, tất thảy những người trong nhóm này đều từng là cán bộ cấp
cao hoặc trí thức có danh tiếng một thời ở các bộ, ngành của Trung ương và các
trường đại học tại Hà Nội. Thế nhưng không bao lâu sau khi nghỉ hưu, cả Nguyễn
Đình Lộc và những người trong nhóm này vì các lý do khác nhau đã nảy sinh bất
mãn, cơ hội chính trị rồi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thành kẻ tự phản lại
chính mình. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta thấy trên diễn đàn mạng xuất hiện
một số tổ chức, cá nhân lợi dụng vấn đề dân chủ trong đợt sinh hoạt chính trị
này để đưa ra những quan điểm sai trái, hoàn toàn không có tính xây dựng. Nổi
lên là việc một số người tự xưng là “... chúng tôi, những người Việt Nam ký tên
dưới đây... nói lên ý kiến để nhân dân ta có một Hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn
lãnh thổ và sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho
các thế hệ hiện tại và tương lai...”. Nhóm này công bố danh sách 72 người ký kiến
nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và kèm theo “Dự thảo Hiến pháp 2013” (gọi là
tài liệu để tham khảo, thảo luận), sau đây xin gọi tắt là Kiến nghị 72 (KN72).
Người viết bài này lướt qua danh sách số người mà nhóm KN72 công bố, thì thấy
phần lớn trong số đó là nhân sĩ, trí thức, trong đó nhiều người đã từng có vị
trí cao trong xã hội, và cũng có người đang tại chức. Từ “sự kiện lạ” này, nhiều
người đặt câu hỏi: Có thật là 100% số nhân sĩ, trí thức đã trực tiếp ký vào bản
kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992 như nhóm KN72 công bố? Theo ý kiến của những
người có trách nhiệm và tâm huyết đối với sự kiện chính trị quan trọng này, phải
có một cuộc họp đủ mặt cả 72 vị nhân sĩ, trí thức có tên trong danh sách của
nhóm KN72 đưa ra, mới minh chứng “hai năm rõ mười” về việc ký tên kiến nghị sửa
đổi Hiến pháp như nói ở trên.
Trở
lại nội dung những kiến nghị của nhóm KN72, mới đọc qua thì ai cũng tưởng đó là
ý kiến rất tâm huyết với đất nước, có giá trị thực tiễn và khách quan của nhóm
nhân sĩ, trí thức chân chính, theo nhìn nhận của nhiều người thì bao hàm những
kiến nghị đó là quan điểm sai trái mà lâu nay một số người thuộc nhóm bất mãn
chế độ, cơ hội chính trị, phản động trong nước được sự hà hơi, tiếp sức của bọn
cực đoan, phản động nước ngoài sử dụng như là một chiêu bài hòng chống phá Đảng
và Nhà nước ta. Có nhiều nội dung do nhóm KN72 đưa ra sau đây:
Vào
ngày 4-2-2013, Nguyễn Đình Lộc với vai trò là người cầm đầu “nhóm kiến nghị
72”, gọi là “nhóm nhân sĩ, trí thức”, đã trao kiến nghị sửa Hiến pháp tại Văn
phòng Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đây thực sự là nhóm chống Đảng,
chống Nhà nước, gồm những cái tên cộm cán nhưng bất hảo như: Chu Hảo, nguyên Thứ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy
ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; giáo sư
Hoàng Xuân Phú; nhà văn Nguyên Ngọc; giáo sư Tương Lai; Nguyễn Quang A, nguyên
Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội; Phan Hồng Giang, tiến sĩ khoa học, nhà nghiên cứu
văn hóa, Hà Nội; Lê Công Giàu, nguyên Phó bí thư Thường trực Thành đoàn thành
phố Hồ Chí Minh; Phạm Duy Hiển, giáo sư, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt
nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội; Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, đại biểu
Quốc hội khóa VI, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước năm 1975...
Nhóm
người này đã tự xưng trong bản kiến nghị, rằng: “…chúng tôi, những người Việt
Nam ký tên dưới đây… nói lên ý kiến để nhân dân ta có một Hiến pháp bảo đảm sự
toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh
phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai…”. Tất nhiên là nhóm người này không
quên gửi kèm bản “Dự thảo Hiến pháp 2013” - gọi là tài liệu để tham khảo, thảo luận.
Điều muốn nói ở đây là trong nội dung của bản kiến nghị này, có nhiều quan điểm
sai trái mà lâu nay một số người thuộc nhóm bất mãn chế độ, cơ hội chính trị,
phản động ở cả trong và ngoài nước được sự “tiếp sức” của các thế lực cực đoan,
thù địch sử dụng như là một chiêu bài hòng chống phá Đảng và Nhà nước ta. Theo
đó, những nội dung chính của kiến nghị chống Đảng này là:
Thứ
nhất, họ đưa ra yêu cầu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tại
Điều 4 của Hiến pháp, với lý lẽ vừa hết sức ngụy biện vừa suy diễn một cách tùy
tiện, vừa công kích nói xấu Đảng ta. Trong khi đó, thực tế lịch sử cách mạng Việt
Nam từ ngày có Đảng lãnh đạo đã chứng minh rằng, chỉ có tổ chức tiền phong là Đảng
Cộng sản Việt Nam mới mang lại độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Hơn
nữa, trong toàn bộ quá trình thực thi các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và Hiến
pháp năm 1992, đều gắn liền với những thắng lợi vĩ đại do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo. Đây là sự thật lịch sử hoàn toàn không thể phủ nhận. Do vậy, việc
đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hiến pháp nếu xét
về mặt đạo lý thuần túy thì đó là hành động vô ơn, bội nghĩa.
Thứ
hai, họ đòi phân chia sự lãnh đạo duy nhất của Đảng, bằng cách yêu cầu thực hiện
đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, với lập luận “ru ngủ”, thậm chí là “mập mờ
đánh lận con đen”, như: “Việc Đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là
phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng
đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam
trước bối cảnh hiện nay của đất nước”. Đúng là giọng điệu nói láo, bởi vì chẳng
có nhân dân hay đảng viên nào chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập,
ngoài những kẻ hèn nhát và phản động như chúng. Vì thế, nếu những ai bản lĩnh
chính trị không vững vàng, lại nhẹ dạ cả tin và mất cảnh giác thì rất dễ dàng
sa vào cái bẫy của họ. Thực tế đã có một số cán bộ, đảng viên có chức, có quyền,
có tài sản không nhỏ đã bị mắc lừa và cuối cùng là thân bại, danh liệt. Chưa hết,
có người chỉ vì ham cái “bánh vẽ” của bọn xấu để rồi phải ngồi tù vì tội phản
dân, hại nước.
Thứ
ba, nhóm này đòi phi chính trị đối với lực lượng vũ trang. Họ đưa ra lập luận hết
sức đơn điệu và lạc lõng rằng: “Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc
và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào như quy định tại
Điều 70 của Dự thảo Hiến pháp năm 2013”. Từ chỗ lập luận điên rồ này, họ đã đi
đến chỗ ngông cuồng bằng việc đưa ra tuyên bố: “Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực
lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam”. Đây quả là một đòi
hỏi phi lý và vô cùng lố bịch. Vì, nếu không có lực lượng vũ trang tuyệt đối
trung thành thì liệu đất nước Việt Nam có được như ngày nay không? Và bài học về
tình hình đảo chính ở Myanmar hiện nay là bài học cho những ai còn mơ hồ về vai
trò lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng đối với lực lượng vũ trang, cũng như
sự trung thành tuyệt đối của lực lượng vũ trang đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đa
nguyên chính trị, đa đảng lãnh đạo ắt sẽ xảy ra tranh giành quyền lãnh đạo và
cuộc đảo chính ở Myanmar hiện nay, cũng như ở một số quốc gia trên thế giới thời
gian qua vừa là bằng chứng vừa là bài học để nhân dân Việt Nam không chấp nhận
đa đảng. Vì vậy, “nhóm kiến nghị 72” không đủ tư cách đại diện cho hơn 90 triệu
người Việt Nam, mà chỉ là đại diện cho chính họ. Đó là những kẻ bất mãn với chế
độ và cơ hội chính trị, rồi lại được các thế lực thù địch, phản động bơm thổi,
dụ dỗ, kích động, lôi kéo, cổ xúy để thực hiện chiêu bài “diễn biến hòa bình”,
“chiến tranh không tiếng súng” nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta, chống lại
khát vọng xây dựng một nước Việt Nam độc lập, hòa bình, thịnh vượng của nhân
dân ta.
Xin
nhắc lại để mọi người đừng bao giờ quên rằng, những kẻ trở cờ, phỉ báng lịch sử,
phản bội lý tưởng và dân tộc..., không bao giờ có kết cục tốt đẹp dù có chui xuống
mồ. Luật đời là thế, đối với những kẻ như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống ngày xưa
và thời nay là Hoàng Văn Hoan, Trần Xuân Bách, Nguyễn Hà Phan, Trần Độ, Bùi
Tín, Hoàng Minh Chính, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Trọng Vĩnh… thì nỗi nhục phản quốc
cùng với tiếng nhơ muôn đời không bao giờ gột rửa được.!
ĐBC-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét