A / Đặt vấn đề
Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và
tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước
và giữ nước . Nhờ nền tảng và sức mạnh văn hoá ấy mà dù có nhiều thời kỳ bị đô
hộ , dân tộc ta vẫn giữ vững và phát huy bản sắc của mình , chẳng những không bị
đồng hoá , mà còn quật cường đứng dậy giành lại độc lập cho dân tộc , lấy sức
ta mà giải phóng cho ta .
Phát huy truyền thống văn hoá dân tộc , dưới sự lãnh đạo
của Đảng , là nhân lên sức mạnh của nhân dân ta để vượt qua khó khăn , thử thách
, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội , giữ vững quốc phòng , an ninh , mở
rộng quan hệ đối ngoại , tạo ra thế và lực mới cho đất nước ta đI vào thế kỷ
XXI .
Công cuộc đổi mới toàn diện , đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện
đại hoá đất nước , xây dựng chủ nghĩa xã hội , thực hiện thắng lợi mục tiêu “ dân
giàu , nước mạnh , xã hội công bằng văn minh” , đòi hỏi chúng ta phảI xây dựng
và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc , xây dựng
nền tảng tinh thần của dân tộc ta , coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội .
Đảng và Nhà nước ta đang tiến tới xây dựng một nền kinh tế
mở ,hội nhập với Thế giới . Chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại biến
chuyển nhanh chóng , đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá , sự hội nhập khu vực
và thế giới với một tốc độ rất nhanh , từ đó nảy sinh nhu cầu mở rộng giao lưu
giữa các nền văn hoá . Trong khi chú trọng giữ gìn , phát huy các truyền thống
văn hoá tinh thần tốt đẹp của dân tộc , văn hóa Việt Nam cần từng bước mở rộng
giao lưu quốc tế , tiếp thụ những tinh hoa văn hoá thế giới và thời đại . Nền văn
của chúng ta sẽ đa dạng hơn , phong phú hơn , tiên tiến hơn nhờ hấp thụ được những
yếu tố lành mạnh của văn hoá thế giới .
Trong nền kinh tế mở như nước ta hiện nay luôn luôn có sự
trao đổi giao lưu với thế giới trên mọi lĩnh vực , trong đó có lĩnh vực văn hoá
. Chúng ta không thể tránh khỏi việc du nhập những phong tục tập quán của các nước
, các dân tộc trên thế giới . Tuy nhiên , không vì thế mà chúng ta quên đi truyền
thống của đân tộc mình , cái gốc của mình . Việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân
tộc trong thời kỳ nền kinh tế mở là hết sức cần thiết . ĐIều đó giúp chúng ta
hoà nhập chứ không hoà tan , không bị mất đi cái gốc của mình. Chúng ta một mặt
tiếp thu những nét tinh hoa trong văn hoá của các nước , một mặt giữ gìn và phát
huy bản sắc dân tộc để làm cho đời sống tinh thần của chúng ta ngày càng phong
phú hơn.
* Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề tài :
Đất nước ta đang trong thời kỳ tiến lên xây dựng nền kinh
tế mở , hội nhập với quốc tế . Tuy nhiên , việc hội nhập cũng có những mặt tích
cực và tiêu cực .Nếu chúng ta tiếp thu một cách không có chọn lọc , không có tính
toán , chúng ta dễ bị tiếp thu những cái không tốt , ảnh hưởng đến đời sống văn
hoá của nước ta . Mặt khác , chúng ta còn lo ngại bị đánh mất truyền thống dân
tộc , chạy theo các nước trên thế giới , bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi nền văn hoá
của các nước khác.
Chính vì thế ,
việc đặt ra những định hướng trong việc hội nhập , tiếp thu những tinh hoa
trong văn hoá của các nước một cách có chọn lọc là điều hết sức cần thiết .
Trong đó , bản sắc dân tộc giữ một vai trò không nhỏ trong việc hội nhập với thế
giới . Mỗi một quốc gia đều có những truyền thống , những bản sắc riêng của mình
. Chúng ta cần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc , một mặt để đem những tinh
hoa của mình để giao lưu với các nước , một mặt giúp chúng ta “ hoà nhập chứ không
hoà tan” .
Mỗi quốc gia đều
có những bản sắc riêng của mình . Điều đó giúp chúng ta phân biệt rõ mỗi một quốc
gia . Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là một việc tất yếu trong nền kinh tế
mở hiện nay . Chúng ta có bản sắc dân tộc thì mới có thể hội nhập , giao lưu với
thế giới , mới có cái để giao lưu .Nếu không giữ gìn được bản sắc dân tộc , chúng
ta sẽ lấy gì để hội nhập với thế giới , khi đó chúng ta sẽ bị nền văn hoá các nước
khác chi phối , không còn bản sắc riêng của mình .
Với những lý do
trên , chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản
sắc dân tộc . Cũng vì thế mà việc nghiên cứu đề tài “Bản sắc dân tộc trong nền
kinh tế mở” là điều tất yếu và cần thiết trong giai đoạn hiện nay .
MỤC LỤC
Tên đề mục Trang
A/ . Đặt vấn đề 02
B / . GiảI quyết vấn
đề 04
Chương I. Quan niệm về bản sắc văn hoá dân
tộc trong 04
thời kỳ nền kinh tế mở .
I /. Bản sắc văn hoá dân tộc là gì
?
04
II /. Bản sắc văn hóa dân tộc trong thời
kỳ nền kinh tế mở . 05
Chương
II: Tại sao phải đưa ra vấn đề giữ gìn bản sắc 08
văn hoá dân tộc trong thời kỳ nền kinh tế mở .
I /. Tính
tất yếu của việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam 08
tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc .
II /. Vấn
đề giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc . 12
Chương III : Bản sắc dân tộc trong quá trình
phát triển của 14
đất nước.
II /. Phát huy nội lực văn hóa trong quá
trình phát triển . 16
III /. Toàn cầu hoá và bản sắc văn hoá
dân tộc . 19
Chương IV : Một số giải pháp nhằm phát
huy bản sắc văn 20
hóa dân tộc trong thời kỳ phát
triển .
I
/. Một số giải pháp trước mắt để xây dựng một nền văn hóa 20
tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc .
II /.
Biện pháp khắc phục những mặt tiêu cực trong đời sống 21
văn hoá xã hội của đất nước .
C
/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI , qua đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VII tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII , Đảng Cộng
Sản Việt Nam , đã đề ta và thực hiện một đường lối đổi mới toàn diện để đạt được
mục tiêu “ Dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng và văn minh” . Mục tiêu ấy là
kết hợp cả mấy nhân tố kinh tế , xã hội và văn hoá trong quá trình phát triển .
Tương lai của văn hoá Việt Nam , phải được đặt trong quá trình ấy , mà xem xét
.
Đường lối đổi mới của Đảng ta đã khẳng định cơ chế thị trường
đang là đIều kiện và phương tiện cho sự phát triển của đất nước . Thực tế , cơ
chế này đã đem lại những thành tựu to lớn và còn tiếp tục mở ra nhiều triển vọng
cho sự phát triển kinh tế . Thế nhưng , mặt trái của nó cho ta thấy nhiều hiện
tượng tiêu cực không thể xem thường , nhất là trên góc độ nhìn văn hoá học .
Mặt khác , từ quan đIểm chiến lược , kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại , việc mở rộng quan hệ với bên ngoài là tất yếu .
Trong thời đại ngày nay , không có một dân tộc nào có thể tách rời , sống biệt
lập với thế giới . Riêng với văn hoá , tiến bộ của khoa học công nghệ thông tin
lại càng đặt ra việc phát triển văn hoá không thể tách rời với văn hoá thế giới
. Hằng số của văn hoá Việt Nam là mở cửa đón nhận truyền thống văn hoá bốn phương
, tiếp nhận cái tốt , cái thích hợp , loại bỏ cái xấu , không thích hợp . Vì thế
, nếu mất bản sắc dân tộc thì cũng mất văn hoá , và khi mất văn hoá thì cũng mất
dân tộc .
Mục tiêu của chúng ta là xây dựng một nền văn hoá tiên tiến
, đậm đà bản sắc dân tộc . Đó là vấn đề đáng quan tâm trong thời đại hiện nay của
nước ta .Để hiểu rõ hơn về tính cấp thiết và tất yếu của việc giữ gìn và phát
huy bản sắc dân tộc , đồng thời cũng để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bản sắc
dân tộc trong nền kinh tế mở , em đã chọn đề tài này nghiên cứu . Qua nghiên cứu
đề tài này , ta có thể hiểu rõ hơn về vấn đề bản sắc dân tộc trong nền kinh tế
mở của nước ta trong thời kỳ này .
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO :
01.
Những
vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại – Nhà xuất bản Giáo dục – Tác giả : Lê Quang
Trang - Nguyễn Trọng Hoàn .
02.
C.
Mác và Ph. Ăngghen. Toàn tập – NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội –1995.
03.
Văn
kiện Đại hội VIII Chính trị quốc gia – 1996.
04.
Cơ
sở văn hoá Việt Nam – Nhà xuất bản giáo dục – 1999 – Tác giả :Trần Quốc Vượng (
Chủ biên ) – Tô Ngọc Thanh – Nguyễn Chí Bền – Lâm Mỹ Dung – Trần Thuý Anh .
(Liên hệ kll.vobi@gmail.com
hoặc để lại comment, chúng tôi sẽ hỗ trợ về nội dung tài liệu. Thanks!)
chongdienbienhoabinh.blogspot.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét