Nhân dịp chuyến thăm hữu nghị Trung Quốc của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 vừa qua, các thế lực
thù địch, như những "con chó điên", lại có dịp "cắn càn".
Chúng ra sức sủa lên, gào lên rằng: Đảng và Nhà nước ta vẫn "bám riết"
lấy Trung Quốc, không dám "thoát Trung" để hướng sang Mỹ (!)
Không ít cá nhân, nhón người tự xưng là “yêu nước”,
“tâm huyết” với “vận mệnh quốc gia dân tộc” đã viết bài phát tán trên các trang
mạng xã hội. Chúng lập luận rằng, thế giới hiện nay đang là thời đại toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, các quốc gia, dân tộc có mối quan hệ ràng buộc
và phụ thuộc lẫn nhau. Vì thế theo họ, nếu vẫn theo đuổi chính sách đối ngoại độc
lập, tự chủ là “bảo thủ”, “tự mình cô lập”, là “tự tách ra khỏi dòng chảy” của
thế giới bên ngoài, chính sách đối ngoại đó thực sự là “lạc hậu, lỗi thời”,
“không còn phù hợp” và đã trở thành “lực cản” đối với sự phát triển đất nước.
Trắng trợn hơn, các thế lực thù địch còn bóp méo sự thật, xuyên tạc, Đảng, Nhà
nước Việt Nam trên thực tế đã từ lâu bỏ chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và
đang ngấm ngầm “theo chân” nước này để chống nước kia. Họ xuyên tạc chính sách
đối ngoại độc lập, tự chủ, cân bằng quan hệ với các nước lớn của Việt Nam, cho
rằng đó là “đường lối trung dung” là “đi dây” trong quan hệ với các nước lớn,
như thế là “tự cô lập” mình, “tước đi cơ hội hợp tác với các nước lớn để xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc”; xuyên tạc mối quan hệ hợp tác Việt Nam với các đối tác, nhất
là mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ và với Trung Quốc. Họ cho rằng, Việt Nam
đang phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, Việt Nam đang điều chỉnh quan hệ đối
ngoại nhằm “tìm kiếm đối tác chiến lược”, “thiết lập liên minh mới” để đối phó
với nước đang gây ra áp lực bất lợi cho mình. Họ “kiến nghị” Đảng và Nhà nước
ta phải từ bỏ chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ; rằng muốn bảo vệ được độc lập,
tự chủ thì phải dựa vào một cường quốc, “chỉ có liên minh quân sự với một cường
quốc thì Việt Nam mới giữ được chủ quyền biển, đảo”.
Có thể thấy rằng, các thế lực thù địch dùng nhiều
luận điệu và các chiêu trò khác nhau, khi thì đứng hẳn về phía đối lập ra sức
xuyên tạc chống phá, khi thì như “người trong cuộc” thể hiện “thiện chí, “tâm
huyết” đối với sự nghiệp cách mạng và chính sách đối ngoại của Việt Nam. Song,
những luận điệu và sự “tâm huyết” này thể hiện một thái độ và cái nhìn thiếu
thiện chí, phiếm diện, méo mó, sai lệch và thù địch với các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước ta và tình hình thực tiễn ở Việt Nam.
Sự chống phá
đó đặc biệt nguy hiểm, trong bối cảnh mà Việt Nam đang đẩy mạnh quan hệ với các
nước trên thế giới, hội nhập ngày càng chủ động, tích cực và sâu rộng vào đời sống
chính trị quốc tế. Dù chưa có thể làm chệch hướng, vô hiệu hóa đường lối, chính
sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam, nhưng sự chống phá này đã và đang
là một khó khăn, thách thức cho Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả quan hệ đối
tác và đấu tranh với các đối tượng./.
BL-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét