CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2023

Nhận diện hoạt động các tà đạo, tạp đạo gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự

 

Theo thống kê của cơ quan chức năng, cả nước có khoảng 45.000 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có hơn 2.900 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hàng năm, Việt Nam có gần 13.000 lễ hội, gồm 5 loại: lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội tôn giáo, lễ hội du nhập từ nước ngoài, lễ hội văn hóa - thể thao và ngành nghề. Riêng trong lĩnh vực tôn giáo, Việt Nam có khoảng hơn 26,5 triệu tín đồ (chiếm 27% dân số), 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được nhà nước công nhận hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động. … Thực tế cho thấy, các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đều mang những nét đặc trưng riêng nhưng có một điểm chung đó là hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ và có sự dung hợp, đan xen, hòa đồng với truyền thống, văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam. Qua đó tạo nên một đất nước đa sắc màu tôn giáo, cũng chính vì thế có đánh giá cho rằng, Việt Nam như “bảo tàng tôn giáo” của thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, ở Việt Nam còn xuất hiện một số loại hình tín ngưỡng, tôn giáo pha tạp những yếu tố mê tín dị đoan như: Hội Thánh đức Chúa trời mẹ, đạo bà Điền, đạo Dừa… Có những hiện tượng tôn giáo mới nhưng mang đậm chất tà đạo, tạp đạo như “Thanh Hải vô thượng sư”, “tà đạo Hà Mòn”, “Bà Cô Dợ”, “Tin Lành Đề Ga”, “Dương Văn Mình”… Ngoài ra, nhiều địa phương nổi lên hoạt động mê tín dị đoan trá hình dưới hình thức xem tử vi, bói toán, đoán vận mệnh kết hợp với “đuổi tà ma”, “trục vong đeo bám”… Những hiện tượng, tín ngưỡng tôn giáo này đều có một điểm chung là không được Nhà nước ta công nhận tư cách pháp nhân hoặc buộc phải chấm dứt hoạt động do được lập ra với mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo trên vẫn được một số cá nhân, tổ chức tìm cách nuôi dưỡng, lén lút hoạt động, thậm chí có lúc, có nơi, các đối tượng còn tìm cách qua mặt cơ quan chức năng, công khai hoạt động.                        

Hiện nay, những loại hình tín ngưỡng, tôn giáo có yếu tố mê tín dị đoan đang có diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, quản lý khi vẫn còn một bộ phận quần chúng nhân dân tin theo và gây ra nhiều hệ lụy đến đời sống xã hội. các tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam nêu trên sẽ có thông tin sai lệch từ các đối tượng chống đối trong nước cung cấp. Đây là cơ sở để họ cho “ra lò” các báo cáo thường niên về nhân quyền, về tự do tôn giáo toàn cầu với nội dung chứa đựng những luận điệu phiến diện, thiếu khách quan về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam “đàn áp tôn giáo”! Đây chính là cái cớ để họ gây sức ép về mặt chính trị, ngoại giao,  tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Chính vì vậy, việc nhận diện đúng đắn những loại hình tín ngưỡng, tôn giáo có yếu tố mê tín dị đoan, các tà đạo, tạp đạo nêu trên sẽ góp phần nâng cao nhận thức của mỗi người dân. Qua đó giúp chúng ta hiểu rõ đâu là chính đạo, đâu là tà đạo, nắm được tác hại của các tà đạo, tạp đạo đối với đời sống vật chất, tinh thần của người dân và những ảnh hưởng xấu đến an ninh, an toàn xã hội. Từ đó hình thành tính tự giác trong công tác phòng ngừa, tham gia đấu tranh ngăn ngừa hoạt động của các tà đạo. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các cơ quan chức năng nhận được sự đồng tình, ủng hộ từ nhân dân, tạo thế trận lòng dân trong việc tẩy chay các hiện tượng tà đạo, tạp đạo; xử lý nghiêm số đối tượng cầm đầu, cốt cán lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo, tín ngưỡng vi phạm pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân ngay tại cơ sở, tuyên truyền vận động người dân tuân thủ theo pháp luật, đảm bảo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn, lành mạnh.

0 nhận xét: