CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2022

Ý NGHĨA THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN HAI NƯỚC VIỆT NAM – LÀO

 

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (Việt Nam), buộc Pháp ký Hiệp định Giơnevơ (20/7/1954) thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, công nhận địa vị hợp pháp của chính phủ kháng chiến Lào. Lực lượng kháng chiến Lào tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phong Xa- lì.

Hội nghị Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Lào; Pathét Lào là lực lượng chính trị độc lập, hợp pháp, có quân đội, có vùng tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ; các nhà chức trách hai phái Pathét Lào và Chính phủ Vương quốc Lào sẽ cùng nhau thương lượng để giải quyết vấn đề chính trị trên cơ sở bảo đảm quyền tự do, dân chủ của nhân dân, thành lập chính quyền liên hiệp, hòa hợp dân tộc thông qua tổng tuyển cử tự do,...

Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, việc ký kết Hiệp định Giơnevơ là một thắng lợi quan trọng của sự nghiệp đoàn kết kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương nói chung, của hai nước Việt Nam, Lào nói riêng trong cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Đáp ứng nhiệm vụ mới của cách mạng, Đảng Nhân dân Lào, ngày nay là Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào chính thức được thành lập ngày 22/3/1955. Đại hội đã bầu đồng chí Cayson Phomvihan làm Tổng Bí thư. Sự kiện này đánh dấu sự phát triển vượt bậc và là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Lào. Đảng đã đề ra nhiệm vụ cách mạng trước mắt: “Đoàn kết lãnh đạo toàn dân phấn đấu hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng một nước Lào hòa bình, dân chủ, thống nhất và độc lập”. Ông Souphanuvong tiếp tục làm chủ tịch Mặt trận Dân tộc thống nhất Lào (Neo Lao Itxara) và Thủ tướng Chính phủ kháng chiến.

Hội nghị Giơ-ne-vơ và các văn kiện liên quan tạo tiền đề quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất Tổ quốc của dân tộc ta. Lần đầu tiên, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được các nước lớn công nhận tại một hội nghị đa phương. Pháp và các nước tham gia Hội nghị đã "cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ", "tuyệt đối không can thiệp vào công việc nội trị" của Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia. Pháp buộc phải đình chỉ chiến sự và rút hoàn toàn quân đội khỏi lãnh thổ ba nước Ðông Dương. Gần 20 năm sau, Hiệp định Pa-ri năm 1973 đã khẳng định lại những cơ sở pháp lý quan trọng này: Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận. Bên cạnh ý nghĩa pháp lý, Hội nghị Giơ-ne-vơ cũng tạo điều kiện để chuẩn bị cho cuộc trường kỳ kháng chiến của nhân dân ta. Với kết quả Hội nghị, chúng ta đã có thời gian quý báu để khôi phục lại sau chiến tranh và bắt tay vào xây dựng CNXH ở miền Bắc - trở thành hậu phương lớn cho phong trào cách mạng miền Nam tiếp tục công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đi đến thắng lợi cuối cùng năm 1975. Còn với Lào, giúp Chính phủ kháng chiến và nhân dân Lào có thời gian quý báu để khôi phục lại sau chiến tranh và giúp bạn thành lập được Đảng riêng tại Lào, có đủ thế và lực giúp cách mạng Lào tiến lên giành thắng lợi vào năm 1975 dẫn đến sự ra đời của nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào./.

CĐT-H4

0 nhận xét: