Trong thời
gian qua, trên các trang mạng xã hội lại xuất hiện nhiều “ý kiến đóng góp” yêu
cầu xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp năm 1992, “xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam” nhằm mở đường thực hiện đa nguyên, đa đảng! Vậy phía sau những luận
điệu này là gì? Phải chăng Việt Nam nên đa nguyên, đa đảng?
Trước hết, có
thể hiểu đơn giản, đa nguyên, đa đảng là việc trong 1 quốc gia tồn tại nhiều tổ
chức chính trị, đảng phái có tư tưởng đối lập nhau cùng hoạt động. Về lý thuyết,
các đảng này được quyền như nhau trong ứng cử, bầu cử vào vị trí lãnh đạo đất
nước. Đồng thời, cũng về mặt lý thuyết màu hồng được tô vẽ, đảng nào được lòng
dân sẽ được nắm quyền. Nhấn mạnh, đó là mặt lý thuyết.
Tiếp theo, các
thế lực phản động đang cố tuyên truyền để Việt Nam chấp nhận những điểm như
sau:
Chấp nhận hệ
thống chính trị TỰ DO như ở trên đã đề cập.
Cố chứng minh
rằng chỉ có con đường đó mới là con đường duy nhất để phát triển khi so sánh với
nhiều nước trên thế giới đặc biệt là Mỹ.
Cố để phủ nhận
những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua không nhằm mục đích
nào khác là cổ vũ cho màu hồng của đa nguyên, đa đảng.
Thực tế đây
là sự LỪA DỐI, và đánh tráo khái niệm rõ ràng. Cụ thể:
Hiện nay, ở các
quốc gia đa đảng trên thế giới mặc dù trong nội bộ có nhiều đảng cùng tồn tại
nhưng tham gia vào vũ đài chính trị lại không nhiều. Thực tế cho thấy rằng, câu
chuyện đa nguyên chính trị là câu chuyện hoang đường. Lấy ví dụ từ nước Mỹ,
mang tiếng là đa đảng nhưng hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ lại không đối lập nhau
về mặt bản chất và đó là lý do tại sao 2 đảng ấy thay nhau nắm quyền.
Có thể hiểu, ở
các quốc gia như vậy, dù cho có đa đảng, dù cho đảng nào nắm quyền đi nữa thì BẢN
CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC SAU BẦU CỬ vẫn không thay đổi. Đó vẫn là một nhà nước tư bản
chủ nghĩa, không khác được. Vậy đa nguyên chính trị ở đâu ra? Tự do nắm quyền ở
đâu ra? Cần lưu ý là việc nhóm lợi ích chính trị nào được thay nhau nắm quyền
(mà chắc chắn là giai cấp tư bản) do chính đảng cầm quyền quyết định. Rất “tự
do” phải không nào?
Trường hợp khả
quan nhất đó là gì? Đó là tất cả các đảng phái tham gia chính trị đều đặt lợi
ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết. Vậy câu hỏi đặt ra là “Đa đảng để làm
gì? Đối lập là đối lập về cái gì?”. Ta sử dụng hệ quy chiếu là lợi ích của nhân
dân trong quốc gia đó, vậy có cần thiết phải chia rẽ trong khi tất cả các đảng
phái đều cùng một mục tiêu, lý tưởng?
Đó là trường
hợp lý tưởng. Điều gì sẽ xảy ra khi các đảng phái ngoài đấu tranh cho quyền lợi
của người dân còn vì lợi ích mà đảng phái đó đang đại diện hay nói cách khác,
đa đảng chính là sự thừa nhận chính thức của lợi ích nhóm. Vì lợi ích của mình
để lôi kéo sự ủng hộ. Còn chuyện lôi kéo bằng cách nào lại là một câu chuyện rất
dài liên quan đến chi phối truyền thông, tung tin xuyên tạc, giả mạo hạ bệ đối
phương, lợi dụng ngoại bang để giành chiến thắng, gian lận… Nhưng dù với hình
thức nào đi nữa, sự mâu thuẫn cốt yếu ở đây là tại sao lợi ích của quốc gia,
dân tộc lại phải chia nhỏ ra theo nhiều chiều “đối lập”.
Đất nước ta từ
cổ chí kim trải qua muôn vàn cuộc chiến chống ngoại xâm, tất cả đều dựa vào
tinh thần đoàn kết toàn dân tộc dưới một ngọn cờ. Còn nhớ Trần Quốc Tuấn đã nêu
cao tinh thần đoàn kết như thế nào khi tự mình kỳ lưng cho Trần Quang Khải để rồi
quân dân nhà Trần quyết chí cùng nhau đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược mạnh gấp
trăm lần. Một nền chính trị đa cực không thể nào là sự đoàn kết tốt. Để tôi “vẽ”
ra những đảng có thể xuất hiện ở Việt Nam khi “tự do” nhé: Đảng phục dựng cờ vàng, Đảng thân Mỹ, Đảng
thân Nga, Đảng thân Trung Quốc, Đảng của người gốc ngoại quốc, Đảng phái riêng
của từng tôn giáo, Đảng vì môi trường, Đảng vì phát triển công nghiệp, Các đảng
đòi li khai, Đảng đại diện cho công nhân, Đảng đại diện cho giới chủ…
Rồi đấy, các
bạn thích đảng nào và sẽ làm gì để đảng các bạn ghét KHÔNG TRÚNG CỬ? Bạn nghĩ
đúng rồi đấy. Tìm mọi cách hạ bệ đối phương chính là cảnh tượng các bạn sẽ thấy
mỗi kỳ bầu cử. Trong một thế giới tự do đa chiều, cảnh tượng này sẽ hỗn loạn ra
sao mời bạn tưởng tượng tiếp.
Thường có những
luận điệu cho rằng các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… phát triển được nhờ
vào thể chế chính trị đa đảng (nhấn mạnh là đa đảng chứ không phải đa nguyên)
nhưng thực ra có phải như vậy? Chưa bàn đến yếu tố dân tộc, vị trí, truyền thống…
của các nước đó, nhìn vào quá trình phát triển, lịch sử đã chứng minh rằng tất
cả các nước kể trên đều đã giàu có từ trước khi áp dụng thể chế chính trị cởi mở.
Nhật Bản từ trước thế chiến thứ 2 đã là một nước đế quốc với nền chính trị Quân
chủ lập hiến với quyền lực thuộc tay Thiên Hoàng và các thế lực quân phiệt, Hàn
Quốc sẽ ra sao nếu không có chính sách trả nợ xương máu của Park Chung Hee ngay
từ đầu? Phía sau sự phát triển thần kỳ của các quốc gia đó luôn có là một nền
chính trị cực kỳ hà khắc. Đối lập để phát triển ư? Không có đâu.
Rõ ràng rằng,
đa nguyên, đa đảng thuần phác không hề tồn tại, thực tế cũng không có quốc gia
nào dám áp dụng hệ thống chính trị tự do như cách mà các thế lực thù địch vẫn
luôn kêu gào đòi áp dụng ở Việt Nam. Vậy tại sao chúng luôn phải tìm cách để
làm điều đó. Rất đơn giản. Đó là để thay đổi bản chất của nhà nước từ nhà nước
Xã hội chủ nghĩa chuyển sang một thể chế khác để rồi dùng chính thể chế ấy sửa
đổi Hiến pháp, áp dụng một kiểu đa đảng ngụy tạo làm bình phong như đã phân
tích ở trên.
Hoàn toàn
không có một căn cứ nào cho thấy nền chính trị đa nguyên, đa đảng sẽ tốt đẹp mà
ngược lại, những nguy cơ như chia rẽ dân tộc, quan điểm chính trị, tôn giáo… lại
hiển hiện rất rõ.
Sẽ có rất nhiều
ví dụ các quốc gia đa đảng khác nhau đang chìm trong rối loạn, chiến tranh hoặc
khủng hoảng để các bạn lấy đó làm bài học. Cái chính không phải là nhiều đảng
hay một đảng mà quan trọng nhất là đảng cầm quyền đại diện cho thiểu số hay đa
số quần chúng nhân dân trong xã hội. Bản chất của một nhà nước Tư sản là quyền
và lợi ích chủ yếu thuộc về giai cấp tư sản tức là kẻ có tiền, số ít trong xã hội
luôn được đặt lên trên hết và ngược lại, trong cái tên của xã hội chủ nghĩa đã
đề cao tính xã hội, vì số đông trong xã hội. Đó là quan điểm chung, xuyên suốt,
là mục tiêu phấn đấu cuối cùng của nhân loại nói chung và của nước ta nói
riêng./.
NTP-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét