Dựa
trên những thông tin không chính xác, Tổ chức quan sát nhân quyền (HRW - Human
Rights Watch), một tổ chức do Cộng đồng người Việt tị nạn chính trị ở châu Âu
đã đưa ra bản Báo cáo Nhân quyền năm 2022 của Le Quang với mục đích xuyên tạc
tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Đáng chú ý là bản Báo cáo này không có nhiều
điểm mới, mà chủ yếu tiếp tục lặp lại các luận điệu mang tính áp đặt với dụng ý
xấu, nhằm phủ nhận các kết quả thực tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Vậy
thực chất của bản báo cáo này là gì và tình hình nhân quyền ở Việt Nam hiện nay
thế nào.
Trước
hết, Báo cáo Nhân quyền năm 2022 của HRM vu cáo các quyền dân sự và chính trị
cơ bản bị đàn áp một cách có hệ thống ở Việt Nam. Đây là sự xuyên tạc thực tế về
thực hiện các quyền con người về dân sự và chính trị ở Việt Nam. Bởi vì, các
quyền dân sự và chính trị của con người và công dân Việt Nam được Hiến pháp Việt
Nam hiến định ở Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân. Những quyền đó được quy định từ Điều 14 đến Điều 49 và bảo đảm thực hiện
trong thực tiễn. Nhiều năm qua, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân ở
Việt Nam ngày càng có nhiều bước tiến mới, Việt Nam đã ra nhập hầu hết các công
ước quốc tế liên quan đến quyền con người và cam kết thực thi trong thực tế. Kết
quả bảo đảm các quyền dân sự và chính trị của con người ở Việt Nam được Liên Hợp
quốc ghi nhận và đánh giá cao
Báo
cáo Nhân quyền năm 2022 của HRM đã trắng trợn vẽ ra nguyên nhân một cách mơ hồ
là do một Đảng độc tôn quyền lực. Đây rõ ràng là luận điệu hoàn toàn sai trái,
vì lập luận của họ là vô căn cứ và phủ nhận hoàn toàn vai trò, công lao to lớn
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
do chính Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Lịch sử hơn 92 năm qua là minh chứng
cho thấy vai trò và công lao to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do Chủ tịch
Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, Đảng
Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định bản chất của một Đảng cách mạng chân chính -
Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc; Đảng không hề
có đặc quyền, đặc lợi và vai trò, sứ mệnh của Đảng được chính toàn thể nhân dân
Việt Nam thừa nhận và tin theo.
Trong
báo cáo, HRM lên án các quy định phòng, chống dịch ở Việt Nam, nhất là các quy
định về xét nghiệm diện rộng, cách ly tập trung để kiểm soát dịch bệnh. Thực tế,
đại dịch Covid-19 với nhiều biến chủng mới, ảnh hưởng đến toàn cầu, không chỉ
Việt Nam, song với sự chủ động và chiến lược phòng, chống hiệu quả, Việt Nam đạt
được nhiều thành tựu ấn tượng trong phòng, chống dịch và duy trì tăng trưởng
kinh tế. Đã có thời điểm, số ca nhiễm gia tăng liên tục làm hệ thống y tế quá tải,
song với phương châm “đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin và chiến lược ngoại
giao vắc xin” và huy động nhân lực y tế hợp lý, cũng như Quy định tạm thời
“Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, nên tình hình
dịch bệnh ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam từng bước được kiểm
soát và vẫn đảm bảo mục tiêu phục hồi kinh tế - xã hội. Hiện nay, mọi hoạt động
kinh tế - xã hội đều phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng với GDP hết quý 2 năm
2022 đạt con số 6,4% và được WB và Moody dự báo đạt 7,5% trong năm 2022. Đây là
con số tăng trưởng phản ánh bản lĩnh và ý chí Việt Nam trong phòng, chống dịch
kết hợp phát triển kinh tế - xã hội.
Báo
cáo của HRM lên án các quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận bị vi phạm là sự
vu cáo trắng trợn thực tế ở Việt Nam. Hiến pháp, pháp luật và các cơ chế chính
sách của Nhà nước Việt Nam về các quyền này ngày càng được hoàn thiện. Điều 25
Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 hiến định: “Công
dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,
biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.. Căn cứ vào
pháp luật hiện hành, Nhà nước Việt Nam chỉ bắt giữ và xét xử các tổ chức, cá
nhân vi phạm quy định của pháp luật liên quan đến quyền con người khi cá nhân,
tổ chức gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Theo đó, các tổ chức, cá nhân bị bắt giữ,
xét xử thời gian qua đều có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, gây hậu quả
nghiêm trọng chứ không hề có tình trạng vi phạm quyền con người như HRM nêu
trong báo cáo nhân quyền.
Như
vậy, nội dung báo cáo tình hình nhân quyền năm 2022 của HRM hoàn toàn sai sự thật,
mang tính áp đặt và là sự vu cáo trắng trợn thực tế thực thi quyền con người,
quyền công dân ở Việt Nam. Trong khi đó, trên thực tế lại khẳng định thành quả
bảo đảm và thực thi quyền con người ở Việt Nam là một trong những chính sách
hàng đầu của Đảng, Nhà nước Việt Nam, vì mục tiêu xây dựng xã hội “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.
PTC-BC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét