Thực tế cho tấy, khi không gian mạng mở ra ngày
càng rộng rãi thì đây cũng là môi trường tội phạm công nghệ cao lợi dụng để
thực hiện hành vi lừa đảo. Trong môi trường đó, thông tin thật giả lẫn lộn,
thông tin cá nhân cũng dễ dàng bị lộ lọt… người ta dễ bề trở thành nạn nhân của
các hình thức lừa đảo.
Có thể thấy
những cảnh báo liên tiếp được đưa ra từ phía cơ quan chức năng; và bằng nhiều
hình thức, hệ thống cơ quan truyền thông cũng đã vào cuộc với nhiều thông tin
cập nhật liên tục. Tình trạng lừa đảo len lỏi vào cuộc sống của từng cư dân ở
các khu đô thị lớn, thậm chí vươn tới cả những vùng sâu, vùng xa. Không chỉ
người bị hại mất tiền bạc, uy tín, nạn lừa đảo trên mạng còn kéo theo rất nhiều
hệ lụy xấu trong xã hội.
Khi những người có trình độ, kiến thức và dễ
tiếp cận thông tin hơn đã dần trở nên cảnh giác, loại hình tội phạm này có xu
hướng dịch chuyển tới những vùng sâu, vùng xa, nơi người dân chưa có đủ các
kiến thức, kỹ năng cần thiết để phòng tránh. Có thể thấy, trong thời gian qua,
hình thức lừa đảo qua điện thoại, mạo danh người đại diện của các cơ quan công
quyền đã gây ra nhiều tác hại khi nhiều người trở thành nạn nhân. Trong khi đó,
thời gian gần đây nhiều vụ việc lừa đảo xảy ra cho thấy tội phạm tiếp tục sử
dụng những loại hình lừa đảo mới tinh vi hơn.
Trong một xã hội công nghệ phát triển mạnh mẽ,
suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân sẽ chịu sự ảnh hưởng ngày càng nhiều từ
sự tương tác trên không gian mạng. Trong bối cảnh đó, mỗi cá nhân cần trang bị
cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phòng chống và tự bảo vệ mình.
Bên cạnh đó, vai trò, chức năng của các cơ quan quản lý trong việc tạo dựng một
môi trường mạng an toàn, minh bạch đóng vai trò rất quan trọng. Khi có hiện
tượng, sự việc xảy ra, nếu có được những cảnh báo sớm từ phía cơ quan chức
năng, cơ quan báo chí truyền thông chính thống, tin rằng những thiệt hại cho
người dân sẽ được giảm đi đáng kể./.
LHN-BC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét