CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2023

DÂN CHỦ LÀ BẢN CHẤT CỦA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA


          Dưới chiêu bài dân chủ, các thế lực thù địch tiếp tục tuyên truyền luận điệu sai trái, chống phá chế độ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, gây mất ổn định về chính trị tư tưởng, lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Trên Bloger của “Luatkhoa. org” Vũ Hoàng Anh có bài viết: “Bàn về Dân chủ”, cho rằng dưới sự cai trị của độc tài cộng sản Việt Nam trở thành xã hội phi dân chủ; kỳ thị các dân tộc thiểu số. Thực tế, Vũ Hoàng Anh đang cố tình không hiểu và xuyên tạc tình hình dân chủ và chính sách dân tộc ở Việt Nam.

          Thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, dân chủ có nghĩa dân là chủ và người dân làm chủ. Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: dân chủ ở Việt Nam là dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đây là bản chất của chế độ chính trị do Đảng lãnh đạo, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Đảng, Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Nội dung cốt lõi của dân chủ xã hội chủ nghĩa là tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của nhân dân, gắn với trách nhiệm và nghĩa vụ công dân; được vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở.

          Thực tiễn chứng minh rằng, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mối, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; thắt chặt mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đốì với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Thực hiện dân chủ không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; Xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, gây rôì nội bộ, làm mất ổn định chính trị, xã hội hoặc vi phạm dân chủ, làm phương hại đến quyền làm chủ của nhân dân.

          Thứ hai, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Nhà nước thực hiện chính sách về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số. Đảng ta khẳng định: Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số là sự nghiệp chung của nhân dân cả nước, của nhân dân các dân tộc không phân biệt là dân tộc đa số hay thiểu số. Vì lợi ích trực tiếp của nhân dân các dân tộc thiểu số, đồng thời vì lợi ích chung của cả nước, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ là một trong những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Chính sách dân tộc thể hiện mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng. Thực hiện chính sách dân tộc là trách nhiệm chính trị cả hệ thống chính trị, toàn xã hội. Vì vậy, phải tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc; có những chính sách đặc thù giải quyết khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt đại đoàn kết toàn dân tộc.

Báo cáo Hạnh phúc Toàn cầu của Liên Hợp Quốc công bố ngày 20/9/2023 xếp Việt Nam đứng thứ 65/150 trong bảng xếp hạng, tăng 12 bậc so với năm 2022. Sự tiến bộ của dân chủ xã hội chủ nghĩa, cùng chính sách đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được quốc tế công nhận và đánh giá cao chính là chân lý, thực tế mà các thế lực thù địch không thể xuyên tạc.

                                                                                    ĐĐX - KBC

 

0 nhận xét: