Trong
24 năm là Chủ tịch nước, Bác Hồ hiểu rất rõ căn bệnh tham ô, tham nhũng chỉ xảy
ra trong thể chế, bộ máy Nhà nước và những cán bộ có chức, có quyền. Chính vì vậy,
với Bác, điều trị, sửa chữa bệnh tham ô, tham nhũng là tập trung điều trị bên
trong thể chế bộ máy này. Để chống quan liêu, tham nhũng, Bác đã mở một cuộc họp
riêng về vấn đề này! Trước cuộc họp hôm đó, Bác đã nhờ đồng chí Vũ Kỳ (thư ký
riêng của Bác) dùng lương của Bác mua tặng mỗi cán bộ dự cuộc họp một chiếc bút
máy. Khi nhận quà của Bác, ai cũng rất vui, cảm động và nâng niu, trân quý chiếc
bút, Theo thói quen, khi nhận quà mọi người đều mở hộp bút ra xem thì nhìn thấy
dòng chữ “Bút chống quan liêu, tham nhũng và lãng phí” đã được Bác khéo léo khắc
vào bút. Lúc đó, Bác không nói một lời, mọi người đọc dòng chữ được khắc trên
bút cũng im lặng. Hai sự im lặng có giá trị khác nhau. Im lặng của Bác có giá
trị như một lời khuyên, một lời cảnh báo, nhắc nhở “phải biết dừng lại trước
khi còn chưa muộn”; các đồng chí dự họp, thì im lặng để tự soi xét, nhìn lại
chính mình kịp thời sửa chữa. Với Bác là như vậy, vừa tinh tế, sâu sắc khi chữa
trị bệnh tham ô, tham nhũng và quan liêu đối với cán bộ của mình.
Chống
quan liêu, tham ô, tham nhũng còn được Bác thể hiện qua phong cách mang mặc giản
dị, bình thường và rất gần gũi. Đôi dép cao su Bác đi đã trở thành huyền thoại,
bộ quần áo nâu Bác mặc hợp với một lãnh tụ gần dân, chia sẻ với dân… Đó là những
ý tưởng sâu xa dùng sức mạnh của đạo đức và lối sống của Bác để chống bệnh quan
liêu và tham ô.
Trong
kháng chiến, một dịp tổng kết Bác yêu cầu cán bộ cao cấp viết kiểm điểm, thành
khẩn khai những lỗi lầm mắc phải, không được giấu giếm và phải quyết tâm sửa bằng
được. Tại buổi lễ bế mạc chia tay các cán bộ về cơ sở, Bác nói rất nghiêm, “Bác
đã đọc hết các bản kiểm điểm của các chú rồi, Bác khen các chú viết rất dũng cảm
và trung thực, biết nhận lỗi như thế là tốt. Nhưng quan trọng bây giờ là phải sửa
lỗi lầm ngay”. Sau buổi chia tay ấy, mỗi người về một địa phương khác nhau ai
cũng buồn vì sợ để Bác lo nghĩ, bận tâm. Để hạ hỏa mọi người cùng rủ nhau xuống
suối tắm. Bác đi từ một đường mòn khác đến, một vị tướng chỉ huy chạy lại dẫn
Bác đi hướng khác - Bác bảo không, Bác chủ ý như vậy! Bác muốn xuống suối tắm
cùng các chú cho vui, rồi tiện thể Bác tiễn các chú về luôn. Ai cũng mừng và
xúc động. Chính vị tướng trẻ đó đến gần chỗ Bác tắm và kỳ lưng cho Bác, đồng thời
hỏi Bác một câu rất xúc động, Bác ơi sao Bác gầy quá? Bác không trả lời Bác gầy
hay Bác béo, mà hỏi vị tướng một câu: Chú tham ô mấy vạn? Vị tướng thành thật,
hồn nhiên trả lời Bác, cháu tham ô 4 vạn. Bác hỏi cháu thì cháu khai vậy, chứ
cháu không lấy một xu nào, nhưng lỗi thì cháu nhận vì là chỉ huy mà để xảy ra
sai sót. Bác tin chú là người tử tế, nhưng chú hãy giải thích đầu đuôi để Bác
hiểu. Vị tướng giải thích với Bác - Cán bộ quân nhu đã phát tiêu chuẩn cho cháu
rồi, nhưng chắc cán bộ này quên không ghi sổ sách nên lại phát lần 2 cho cháu,
thấy vậy cháu cũng cầm. Tuy nhiên, cháu không lấy về phần riêng cho mình mà
phát lại cho chiến sỹ của cháu. Bác nghe vị tướng này giải thích, rồi nói: “Chú
cho chiến sỹ của chú mà lòng dạ ngay thẳng, hồn nhiên thì Bác khen chú có lòng
nhân ái, còn chú nghĩ bụng cho chiến sỹ cái này, sau này để chiến sỹ biếu chú
món đồ khác to hơn thì chú không tốt”. Tất cả mọi người tắm cùng Bác đều hướng
về phía Bác, đến lúc này Bác mới trả lời câu hỏi Bác gầy hay Bác béo: “Chú này
4 vạn, chú kia 4 vạn thì Bác béo làm sao được!”.
Những
mẩu chuyện này cách đây đã hơn 70 năm, đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Khi kể
lại vẫn thấy xót xa, vì sự dằn vặt, đau đáu trong cuộc đời của Bác Hồ kính yêu đó
là: Khi có chế độ rồi, để giữ vững được chế độ ấy, trước hết phải tẩy trừ được
sự tham ô, tham nhũng và lãng phí!
LXD-H3
0 nhận xét:
Đăng nhận xét