Mấy ngày qua,
việc xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tiêu hủy đàn chó 15 con của
hai vợ chồng trở về Cà Mau dương tính với SARS-CoV-2 đang được cộng đồng mạng
quan tâm, nhất là các trang báo mạng cùng với một số nghệ sĩ, ca sĩ cũng dựa
vào sự việc này để bày tỏ tình yêu thương chó mèo. Hai vợ chồng anh H chắc đã
xem chó là thú cưng của mình mới chở về bằng xe máy, nhưng việc Cà Mau tiến
hành tiêu hủy đàn chó cũng có lý do của mình.
Từ ngày 1/10,
tỉnh Cà Mau đã đón nhận hơn 20.000 người tự phát từ vùng dịch trở về, trước đó
đã có 45.000 công dân về quê. Hầu hết người dân chạy xe máy về quê với hy vọng
được “tránh dịch”. Ai cũng biết việc làm này là tự phát, là chưa đúng quy định
phòng chống dịch, nhưng vì cuộc sống quá khó khăn, vì thiếu việc làm, vì cạn kiệt
nguồn tài chính... nên họ hồi hương là một việc chẳng đặng đừng.
Dĩ nhiên, ai cũng biết khi về đến địa phương phải cách ly theo quy định, nếu không may dương tính phải được điều trị. Vậy cuộc hồi hương có được chở thú cưng về không? Câu trả lời là có. Nhưng chở cả đàn chó 15 con như vợ chồng anh H thuộc dạng “xưa nay hiếm”.
Đàn chó của anh H. được chở từ tỉnh Long An về tỉnh Cà Mau. Ảnh căt từ clip
Tại khoản 4,
Điều 12, Nghị định 117/NĐ-CP, ngày 28 tháng 9 năm 2020 quy định: Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các hành vi: Đưa ra khỏi vùng có dịch
thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có
khả năng lây truyền bệnh dịch; Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật,
thực phẩm, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A.
Tại khoản 6
điều này cũng quy định: Buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật
khác đối với hành vi quy định tại điểm đ, khoản 2, điểm b, c, khoản 4 và điểm
d, khoản 5, Điều này.
Vấn đề là 15
con chó, 1 con mèo của anh H có phải là động vật có khả năng lây truyền bệnh dịch
hay không. Điều này được đại diện Cục Thú y cho biết, chưa có bằng chứng khẳng
định động vật nhiễm virus SARS-CoV-2 lây sang người. Tuy nhiên, Bộ Y tế khuyến
cáo: Người nhiễm bệnh COVID-19, người cách ly điều trị không nên tiếp xúc với vật
nuôi nhằm trách lây lan dịch bệnh.
Hình ảnh đàn
chó cùng chủ trên xe máy trở về được chia sẻ trên mạng khiến nhiều người thấy
thương cảm. Lý ra lực lượng chức năng nên hướng dẫn anh H không nên lỉnh kỉnh
chở những con vật này từ Long An về tận Cà Mau. Bởi lẽ việc chở người, vật và
đàn chó trên một chiếc xe máy còn có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Mặt khác, khi
về tới địa phương, liệu những người cách ly, điều trị khác có chấp nhận sống
chung với chó? Dù con chó là thú cưng dưới con mắt của nhiều người nhưng thực tế
đàn chó cách ly cùng người đã chạy lung tung khiến nhiều người trong khu cách
ly lo lắng. Người dân sống xung quanh khu cách ly cũng lo. Họ liên tiếp phản
ánh với Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh COVID-19 của xã.
Tại buổi họp
chiều ngày 10/10, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau Trần Tấn Công
cho biết: Anh em làm nhiệm vụ phòng chống dịch suốt mấy tháng nay rất mệt mỏi.
Hơn nữa mấy ngày gần đây, lượng người tự phát trở về quê quá đông khiến cho
ngành y tế, khu cách ly đều quá tải. Riêng chuyện lo ăn, lo ở cho dân cùng một
lúc quá đông đã vô cùng khó khăn.
Chiều ngày
11/10, Ông Nguyễn Tiến Hải - Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cũng cho biết: “Cả hệ thống
chính trị từ lãnh đạo tỉnh xuống huyện, xã, ấp lo đón tiếp, lo nơi ăn chốn ở
cho dân; thức trắng đêm để lo cho người dân về quê có cơm nước, thuốc thang. Rồi
quay qua phân loại ai chưa tiêm vaccine, ai tiêm rồi, ai mới tiêm một mũi, ai
đã tiêm 2 mũi; rồi xét nghiệm để tách những người nhiễm bệnh ra cách ly điều trị...
Anh em cắm đầu, cắm cổ làm ngày làm đêm và không than khó”. Ông Hải nhấn mạnh:
“Động vật thì mình quý nó, bảo vệ nó và pháp luật cũng có những quy định trong
bảo vệ động vật. Nhưng ở đây đang khẩn cấp như thế, người thì đang mắc
Covid-19, không lẽ lúc đó cán bộ bỏ con người, bỏ bệnh nhân ở đó đi lo cho chó?
Có thể đối
chiếu trong quản lý động vật bình thường mà cán bộ xử lý như thế thì không
đúng. Nhưng trong tình huống như thế, người ta đang lo cho hàng chục ngàn con
người như thế thì chó hay người quan trọng hơn?”.
Chính vì vậy,
chuyện người dân tự phát trở về đem theo 15 con chó, 1 con mèo, mà chủ của
chúng và nhiều người đi cùng đều dương tính với SARS-CoV-2 (5/7 người dương
tính) khiến người trong khu cách ly, người dân xung quanh cũng lo lắng, phản ứng
gay gắt. Lực lượng làm nhiệm vụ chưa có tiền lệ trong việc cách ly chó, mèo;
chăm sóc chó, mèo cho người dương tính.
Thú cưng thì ai
cũng yêu, cũng mến. Nhưng dịch bệnh COVID-19 thì ai cũng cần đề phòng, nâng cao
cảnh giác. Chủ trương chống dịch coi tính mạng con người là quan trọng. Chính
quyền cơ sở lo cho dân ùn ùn kéo về trong bối cảnh số ca nhiễm bệnh COVID-19
tăng cao tại tỉnh Cà Mau đã gặp áp lực rất
lớn. Bởi vậy, việc tiêu hủy đàn chó, mèo lên tới 16 con của người tự phát về Cà
Mau bị nhiễm SARS-CoV-2 dẫu là quyết định cứng nhắc, nhưng cũng cần đặt trong bối
cảnh thực tế để có cái nhìn sẻ chia, cảm thông cho lực lượng chống dịch địa
phương thay vì vội vàng lên án. Điều này vô hình chung trở thành “món mồi ngon”
để các thế lực thù địch chớp lấy tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước, công kích
công tác phòng chống dịch bệnh ở Việt Nam.
NĐV-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét