Đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng.
Liên quan đến thành bại của cách mạng. Là thước đo lòng cao thượng của con người.
Là động lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Từ vai trò đó, Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục đạo đức cách mạng,
là nội dung không thể thiếu trong bồi dưỡng thế hệ trẻ. Nói chuyện với cán bộ
sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (21/10/1964), Người chỉ rõ: Dạy cũng
như học phải chú trọng đến cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái
gốc, rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng.
Nội dung giáo dục đạo đức cách mạng đối với thế hệ trẻ được
Hồ Chí Minh đề cập một cách toàn diện, sâu sắc, phản ánh rõ mối quan hệ giữa thế
hệ trẻ với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Theo Người, đạo đức cách mạng của thế
hệ trẻ có thể tóm tắt trong mấy điểm:
Trung thành: trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với
Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp.
Dũng cảm: Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện: “đâu cần
thanh niên có, việc gì khó có thanh niên làm”, “gian khổ thì đi trước, hưởng thụ
sau mọi người”.
Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe
công, không tự phụ.
Đó là những phẩm chất cụ thể, cơ bản nhất mà Hồ Chí Minh yêu
cầu phải giáo dục cho thế hệ trẻ, là những phẩm chất đạo đức cách mạng trong tư
tưởng Hồ Chí Minh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét