Không gian mạng đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều lợi ích đối với các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, do có tính mở, với đặc trưng tự do, đa dạng, bình đẳng, nhiều khi bị xóa nhoà ranh giới giữa thực và ảo, vì vậy không gian mạng mang đến không ít thách thức đối với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Chúng đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá, chuyển hóa chính trị, khủng bố. Đấu tranh tư tưởng trên không gian mạng hiện nay là vấn đề khách quan, nhiệm vụ trọng yếu, đòi hỏi mọi người, lực lượng thực thi nhiệm vụ này trên không gian mạng phải luôn nhận thức đầy đủ những thách thức và yêu cầu của nhiệm vụ, xây dựng bản lĩnh, trách nhiệm và quyết tâm cao, góp phần giữ vững nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng trước tình hình mới.
Tại Việt
Nam, với dân số khoảng 95 triệu người, tỷ lệ người sử dụng internet
chiếm hơn 65% (đứng thứ 16 thế giới về số lượng người sử dụng
internet), trong đó có khoảng 94% người dùng với mục đích sử dụng
mạng xã hội. Các mạng xã hội được người dùng Việt Nam sử dụng phổ
biến là Facebook, Zalo, Youtube, Instagram..., nhiều nhất là mạng xã
hội Facebook với gần 60 triệu người dùng (đứng thứ 7 thế giới). Nhận
thức được điều này, Đảng ta đã xác định, cuộc đấu tranh chống quan điểm sai
trái, thù địch thực chất là cuộc đấu tranh giữa hai ý thức hệ xã hội chủ nghĩa
và tư bản chủ nghĩa; là cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp, ngày càng diễn ra quyết
liệt.
Trong các văn
kiện đại hội ở thời kỳ đổi mới, Đảng đều nhấn mạnh nhiệm vụ đấu tranh chống “diễn
biến hòa bình”, đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng. Hội
nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994) của Đảng đã xác định
“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là một trong bốn nguy cơ. Đại hội
VIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “phê phán và bác bỏ những quan điểm sai trái,
thù địch”.
Chủ động và
kiên quyết phê phán những quan điểm sai trái, bác bỏ những luận điệu phản động,
góp phần làm thất bại mọi mưu toan “diễn biến hòa bình,” bạo loạn lật đổ của
các thế lực thù địch, tập trung làm tốt một số giải pháp sau:
Một là, chú
trọng tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và
nhân dân để nhìn nhận và có trách nhiệm, ý thức trước mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn
biến hòa bình”, các dấu hiệu “tự diễn biến, tự chuyển hóa. Đây là một giải pháp
rất quan trọng, thường xuyên, cơ bản, lâu dài để mỗi cán bộ, đảng viên dù công
tác ở cương vị nào cũng nêu cao trách nhiệm và nâng cao cảnh giác, bảo đảm “giữ
vững bên trong là chính”.
Hai là, tổ
chức tuyên truyền bằng nhiều nội dung, hình thức, trong đó tập trung tuyên truyền
về âm mưu, phương thức, thủ đoạn đưa thông tin xấu độc, giả mạo trên không gian
mạng của các loại đối tượng làm chuyển biến nhận thức trong cán bộ, đảng viên
và nhân dân để mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân khi tham gia, tương tác, chia sẻ
bình luận, hưởng ứng, bài viết trên các trang mạng xã hội có trách nhiệm trước
bản thân, trước pháp luật.
Ba là, tiếp
tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng,
Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công
tác đảm bảo an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới và Thông báo
số 17/TB-VPTW ngày 23/8/2016 của Thường trực Ban Bí thư về biện pháp cấp bách bảo
đảm an ninh, an toàn thông tin mạng; nhất là Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ
Chính trị. Tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thật tốt Nghị quyết này,
xem đây là sự định hướng chiến lược quan trọng trong việc đấu tranh bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng.
Bốn là, thường
xuyên cập nhật thông tin, phát huy tích cực vai trò của các cơ quan báo chí, xuất
bản. Chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan chức năng,
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet trong nước xây dựng
phương án phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các trang mạng phản động./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét