CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2023

THỰC HIỆN DÂN CHỦ, BÌNH ĐẲNG TRONG GIÁO DỤC, BỒI DƯỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

 

Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp của Đảng, của dân tộc. Người cho rằng, họ là mùa xuân của đất nước. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn dành tình cảm đặc biệt cho thế hệ trẻ cũng như việc bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ, nói cách khác là thế hệ cách mạng cho đời sau. Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Biện pháp thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một trong những nội dung quan trọng để có được nhân tài cho đất nước.

Trong nền giáo dục phong kiến, không hề có sự dân chủ và bình đẳng. Chỉ có con em của vua quan, địa chủ được tiếp cận với giáo dục. Khi các em đi học, thầy dạy sao, trò biết vậy.

Trong chế độ mới ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc tạo ra môi trường dân chủ, bình đẳng trong bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Có bình đẳng trong giáo dục, các vấn đề mới được đem ra thảo luận một cách dân chủ để mọi người cùng tìm ra chân lý, giúp thế hệ trẻ hiểu nội dung một cách đúng đắn và sâu sắc.

Dân chủ và bình đẳng trong giáo dục thế hệ trẻ được thể hiện trước hết ở đối tượng giáo dục. Tất cả thế hệ trẻ thuộc các giai tầng khác nhau, từ nông dân, công nhân, đến trí thức, đội ngũ cán bộ, đều được hưởng một nền giáo dục như nhau.

Dân chủ và bình đẳng trong giáo dục thế hệ trẻ còn được thể hiện ở phương pháp giáo dục. Trong quá trình học tập, thầy và trò cùng nhau thảo luận, trao đổi để làm rõ các vấn đề. Hồ Chí Minh chỉ ra: “Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt, thì hỏi, bàn cho thông suốt”[1].

Tuy nhiên, dân chủ và bình đẳng giữa thầy và trò không phải là quan hệ theo kiểu “cá đối bằng đầu”. Theo Người: Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải là cá đối bằng đầu.



[1] HCM, TT, Nxb CTQG, H.2011, tập 7, tr.456

0 nhận xét: