Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò
của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp của Đảng, của dân tộc. Người cho rằng, họ là
mùa xuân của đất nước. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng,
Người luôn dành tình cảm đặc biệt cho thế hệ trẻ cũng như việc bồi dưỡng, giáo
dục, rèn luyện thế hệ trẻ, nói cách khác là thế hệ cách mạng cho đời sau. Chăm
lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một nội dung quan trọng trong tư
tưởng Hồ Chí Minh. Biện pháp phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - xã hội - gia
đình để giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng đời sau là một trong những nội
dung quan trọng để có được nhân tài cho đất nước.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, bản chất con người
là tổng hòa các mối quan hệ. với mỗi người, thì mối quan hệ lớn nhất là quan hệ
với Tổ quốc. Còn đối với thế hệ trẻ, mối quan hệ trực tiếp nhất là mối quan hệ
với gia đình, với nhà trường, và với xã hội.
Gia đình là nơi giúp hình thành và phát triển nhân cách con
người ngay từ thuở ấu thơ, là nơi đem đến cho tuổi trẻ những bài học đầu tiên của
cuộc đời. Nhà trường sẽ trang bị cho thế
hệ trẻ kiến thức văn hóa khoa học kỹ thuật, thông qua sự hướng dẫn của giáo
viên và các công cụ như chương trình, sách giáo khoa, thiết bị dạy học. Các tổ
chức đoàn thể xã hội mà thanh niên tham gia là nơi kiểm nghiệm những gì mà thế
hệ trẻ đã tiếp nhận được từ gia đình, nhà trường. Đồng thời, xã hội cũng tác động
trở lại đối với thế hệ trẻ.
Mỗi ngày, các em học sinh học tập một thời gian nhất định ở
trường, phần lớn thời gian trong ngày là ở nhà, và một phần tham gia các hoạt động
xã hội. Như vậy, để giáo dục thanh niên hiệu quả, thì cần phải kết hợp chặt chẽ
cả ba yếu tố trên.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Phải mật thiết liên hệ với gia đình
học trò. Bởi vì giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có sự giáo
dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được
tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình
và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”[1]. Nếu thực hiện không đồng
bộ, hoặc thiếu một trong ba yếu tố, thì kết quả sẽ không đạt được mục tiêu, yêu
cầu giáo dục đặt ra.
Quán triệt phương châm này trong giai đoạn cách mạng hiện
nay, Đảng và Nhà nước ta đang chú trọng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và
xã hội để giáo dục thanh, thiếu niên và nhi đồng.
phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - xã hội - gia đình để
giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng đời sau là một trong những nội dung quan
trọng là cơ sở, là những định hướng quan trọng đối với công tác giáo dục rèn
luyện, bồi dưỡng thanh thiếu niên của Đảng ta. Đặc biệt, trong giai đoạn cách mạng
hiện nay, chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là vấn đề quan trọng,
có ý nghĩa chiến lược đối với công cuộc đổi mới đất nước, đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét